22/11/2024 | 22:21 GMT+7, Hà Nội

6 dấu hiệu khiến bạn lầm tưởng mình đang bị ung thư

Cập nhật lúc: 31/07/2019, 07:31

Ung thư là một trong những căn bệnh khiến con người sợ hãi nhất ngày nay, nó bị coi như một bản án tử hình, và các thông tin truyền thông càng khiến mọi người thêm lo âu về căn bệnh này.

Ngày nay, rất nhiều người ôm nỗi sợ bị mắc ung thư và thậm chí còn thường tự "chẩn đoán" cho chính mình nếu họ cảm thấy có dấu hiệu không khỏe.

Những thông tin về căn bệnh ung thư dưới đây hy vọng có thể giúp bạn bớt sợ hãi về căn bệnh này. Lưu ý, bài viết không nhằm khuyên bạn phớt lờ những triệu chứng đáng lưu ý, cần khám bác sĩ để được tư vấn.

1. Nốt ruồi có lông là ung thư?

6 dấu hiệu khiến bạn lầm tưởng mình đang bị ung thư 0

Nhiều người lo ngại những nốt ruồi có lông là dấu hiệu của ung thư hắc tố. Tuy nhiên theo Healthline, nốt ruồi có lông đa phần là nốt ruồi lành tính. Nếu lông có thể mọc xuyên qua nốt ruồi đó, thì có nghĩa cấu trúc da không bị thay đổi.

Tuy nhiên nếu trước đó nốt ruồi vẫn có lông mọc nhưng hiện tại thì không, điều đó cũng không hẳn có nghĩa đó là ung thư. Tuy nhiên bạn vẫn nên đi khám bác sĩ để chắc chắn.

2. U lành tính sẽ phát triển thành ung thư?

6 dấu hiệu khiến bạn lầm tưởng mình đang bị ung thư 1

Hầu hết u lành tính sẽ không bao giờ phát triển thành ung thư, trừ những trường hợp rất hiếm và ngoại lệ như polyp đại tràng.

Nhiều khối u vú như u xơ, hay u xơ tử cung, u nang buồng trứng lành tính cũngrất hiếm khả năng phát triển thành ung thư.

3. Trên hoặc dưới da có khối sưng đau là ung thư?

Theo The Sun, phần lớn các khối u gây ung thư đều không đau. Nếu bạn có một khối sưng trên hoặc dưới da và thấy đau, thì khả năng cao đó không phải ung thư.

Tuy nhiên đó có thể là dấu hiệu bị viêm nhiễm nghiêm trọng cần điều trị, do đó bạn nên đi khám bác sĩ.

4. Những triệu chứng kéo dài nhiều năm là ung thư?

6 dấu hiệu khiến bạn lầm tưởng mình đang bị ung thư 2

Nếu bạn ho dai dẳng, đau đầu, đầy bụng nhiều năm thì đó không phải ung thư. Vì nếu nó là ung thư thì nó đã giết bạn nhiều năm trước rồi.

Tuy nhiên có thể đó là dấu hiệu một căn bệnh ít nguy hiểm hơn nhưng vẫn nghiêm trọng mà bạn cần đi khám bệnh ngay lập tức.

5. Triệu chứng bệnh đến và đi đột ngột là ung thư?

Nếu bạn bất ngờ có vết sưng, hay phát ban, sau đó bỗng biến mất trong một tuần thì đó không phải ung thư. Các triệu chứng của ung thư sẽ chỉ phát triển nặng hơn theo thời gian.

Chỉ có trường hợp ngoại lệ là ung thư đại trực tràng - dấu hiệu tiêu chảy ra máu của nó có thể đến và đi đột ngột.

6. Người trẻ ngày càng có xu hướng bị ung thư cao hơn?

6 dấu hiệu khiến bạn lầm tưởng mình đang bị ung thư 3

Có cảm giác ngày càng nhiều người trẻ mắc bệnh ung thư, nhưng sự thật không phải như vậy. Trên thế giới, độ tuổi trung bình mắc ung thư cao nhất ở Mỹ vẫn là 66 tuổi. Số người trẻ dưới 20 tuổi mắc ung thư chỉ chiếm 1%.

Những người từ 55 tuổi trở lên có nguy cơ phát triển ung thư cao hơn, 80% các trường hợp mắc ung thư là ở nhóm tuổi này.

30% - 50% các bệnh ung thư có thể phòng ngừa

Theo thông tin của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, 30% đến 50% các trường hợp mắc bệnh ung thư có thể phòng ngừa nhờ thay đôi lối sống lành mạnh, khoa học hơn. Dưới đây là những lời khuyên để bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh ung thư:

- Không hút thuốc hay các sản phẩm thuốc lá

- Tránh hút thuốc lá thụ động

- Duy trì cân nặng lành mạnh

-  Hoạt động nhiều hơn, hạn chế ngồi một chỗ

- Chế độ ăn uống lành mạnh

- Không uống rượu bia

- Tránh nắng gắt

- Tránh tiếp xúc với các chất độc hại, chất gây ô nhiễm

- Kiểm tra mức độ phóng xạ trong nhà của bạn

- Tiêm vắc-xin

- Tầm soát ung thư

Với phụ nữ:

- Cho con bú nếu có thể để giảm nguy cơ ung thư vú

- Hạn chế sử dụng liệu pháp hormone thay thế

Nguồn: https://www.giadinhmoi.vn/suc-khoe/chien-thang-ung-thu/6-dau-hieu-khien-ban-lam-tuong-minh-dang-bi-ung-thu-d25706.html