21/11/2024 | 20:17 GMT+7, Hà Nội

4 thói quen tốt cha mẹ nên dạy cho trẻ ngay từ bé

Cập nhật lúc: 04/05/2016, 15:48

Phương pháp giáo dục đúng đắn, phù hợp sẽ giúp việc uốn nắn con cái của cha mẹ trở nên dễ dàng hơn. Đừng quên, trước tiên cha mẹ phải là tấm gương tốt. Dưới đây là những thói quen hữu ích giúp con bạn hình thành nhân cách.

1. Thái độ, cách cư xử

Dạy con có trách nhiệm với những hành động của mình

Dạy con có trách nhiệm với những hành động của mình

Điều đầu tiên bạn cần dạy con là có thái độ phù hợp. Muốn thế, bố mẹ phải là tấm gương, trước tiên là trong cách cư xử với con. Không bao giờ quên nói “làm ơn” và “cảm ơn” trong mọi tình huống. Cách xử sự của bạn sẽ dần dần thấm vào con và dần dần hình thành tính cách tốt cho bé.

Trẻ con cũng cần được dạy về lòng trắc ẩn bởi đó là cách hữu hiệu giúp chúng trong cuộc sống sau này. Hiểu về lòng trắc ẩn, trẻ sẽ học được cách hiểu được người khác, và sẽ được mọi người yêu thương vì biết cách cư xử.

Muốn dạy con có trách nhiệm với những hành động của mình, bạn cần bắt đầu từ những việc đơn giản như rửa ly khi uống nước xong, bỏ quần áo vào chậu giặt sau khi tắm. Nhưng để đạt được kết quả như mong muốn thì trước tiên, bố mẹ phải là người làm gương về những hành động trách nhiệm của mình.

Bạn cũng cần cho trẻ thấy ai cũng nên được đối xử tốt. Đừng nói xấu ai đó trước mặt con bởi làm như thế bạn sẽ không bao giờ dạy trẻ được về lòng tốt.

2. Vệ sinh cá nhân

Trẻ con thích được tự làm mọi việc, bố mẹ hãy tự tin cho trẻ tự làm, chỉ cần sau đó bạn kiểm tra để chắc chắn rằng con đã làm đúng

Trẻ con thích được tự làm mọi việc, bố mẹ hãy tự tin cho trẻ tự làm, chỉ cần sau đó bạn kiểm tra để chắc chắn rằng con đã làm đúng

Đa số các bậc phụ huynh thấy khó dạy trẻ cách giữ vệ sinh. Quá trình này sẽ mất thời gian và bố mẹ cần kiên trì để cho trẻ hiểu tầm quan trọng của việc đánh răng hay tắm hàng ngày, việc cần thiết phải chải tóc, rửa mặt. Dần dần trẻ sẽ coi những hoạt động đó là một phần trong thời khóa biểu hàng ngày của chúng.

Chỉ cần một vài món đồ chơi phù hợp, một ít sticker và âm nhạc, những nhiệm vụ khó khăn nhất như rửa tay, đi tắm hay đánh răng cũng có thể trở thành trò vui. Trẻ con thích được tự làm mọi việc, cho nên bố mẹ hãy cứ tự tin cho trẻ tự đánh răng, chỉ cần sau đó bạn kiểm tra để chắc chắn rằng miệng con đã sạch.

3. Ăn uống lành mạnh

Nếu muốn con khỏe mạnh, bạn cần phải tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho con.

Nếu muốn con khỏe mạnh, bạn cần phải tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho con.

Trong cuộc sống hiện đại, một trong những vấn đề về sức khỏe khiến nhiều bậc phụ huynh quan tâm là trẻ bị béo phì. Nếu muốn con khỏe mạnh, bạn cần phải tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho con.

Không chiều theo sở thích những món ăn nhanh như khoai tây chiên, hamburgers của chúng mà hãy hướng con ăn uống những thực phẩm thiên nhiên, có lợi cho sức khỏe.

Không dễ luyện cho bé thói quen này, song cần nhớ rằng danh sách món ăn ngon và giàu dinh dưỡng rất dài, con bạn sẽ không bao giờ biết hết nếu chưa thử.

Và thay vì ép con ngồi xuống trước một bát thức ăn hoàn toàn mới, nên thay đổi từ từ theo cách dùng món gần đây bé thích nhất làm nguyên liệu nấu những món mới hơn.

Ví dụ bé thích ăn trứng hay phô mai, hãy cho thêm trứng và phô mai vào món súp gà bạn chuẩn bị cho bé thử.

4. Rèn luyện thể chất

Hãy dành thêm thời gian để bố mẹ và con cùng nhau tập luyện nhằm khuyến khích và tạo những thói quen lành mạnh cho con.

Hãy dành thêm thời gian để bố mẹ và con cùng nhau tập luyện nhằm khuyến khích và tạo những thói quen lành mạnh cho con.

Nếu bạn không thích tập luyện, đừng mong con bạn yêu thích thể thao. Hãy dành thêm thời gian để bố mẹ và con cùng nhau tập luyện nhằm khuyến khích và tạo những thói quen lành mạnh cho con.

Bạn nhận thấy rằng lôi con ra khỏi màn hình máy tính, TV hay điện thoại là việc không hề dễ. Mặc bạn la hét và nhắc nhở luôn mồm việc con nên giới hạn thời gian tiếp xúc với thiết bị công nghệ, con bạn và máy tính vẫn như hình với bóng.

Có một cách đơn giản hơn để hạn chế việc này: Hãy tìm cho con một người bạn đồng trang lứa, mời bạn nhỏ đó sang nhà chơi.

Bạn cần nói chuyện với phụ huynh của bạn con để chắc chắn rằng việc này không ảnh hưởng đến chuyện học hay hoạt động ngoại khóa của đứa trẻ.

Cũng nên chắc chắn rằng bạn không rước thêm một “con nghiện đồ công nghệ” sang nằm thêm trên sofa nhà mình.