22/11/2024 | 01:23 GMT+7, Hà Nội

Ý nghĩa phong thủy của muối ăn không phải ai cũng biết

Cập nhật lúc: 12/11/2015, 21:16

Trước là đầu năm, giờ thậm chí là đầu mỗi tháng, người ta thường sử dụng muối để xua đổi tà ma, cầu mong may mắn đến với gia đình.

Khi nói về tác dụng của muối thì có rất nhiều công dụng hữu ích, nhất là nó làm đậm đà thêm những món ăn, là thứ không thể thiếu trong các gian bếp của mỗi gia đình.

Muối ăn hay trong phong tục tập quán còn gọi đơn giản là muối (tuy rằng theo đúng thuật ngữ khoa học thì không phải muối nào cũng là muối ăn) là một khoáng chất, được con người sử dụng như một thứ gia vị cho vào thức ăn.

Có rất nhiều dạng muối ăn: muối thô, muối tinh, muối iốt. Đó là một chất rắn có dạng tinh thể, có màu từ trắng tới có vết của màu hồng hay xám rất nhạt, thu được từ nước biển hay các mỏ muối. Muối thu được từ nước biển có các tinh thể nhỏ hoặc lớn hơn muối mỏ.

Tác dụng của muối ăn cần thiết cho sự sống của mọi cơ thể sống, bao gồm cả con người. Muối ăn tham gia vào việc điều chỉnh độ chứa nước của cơ thể (cân bằng lỏng). Vị của muối là một trong những vị cơ bản.

Còn đối với thời xưa, muối là một khoáng chất cổ đại và là tài sản quý giá, mang thuộc tính làm sạch mạnh mẽ, và nó đã được sử dụng trong các nghi lễ tẩy rửa khác nhau từ rất xưa. Tác dụng của muối được sử dụng trong phương pháp thanh lọc cơ thể và mát-xa, vì nó có khả năng hấp thụ năng lượng thấp do đó muối tạo ra năng lượng mới và tinh khiết.

Tuy nhiên ít ai biết đến một công dụng khác của muối đó chính là một liệu pháp phong thủy rất mạnh để thu hút sự giàu có, sức khỏe và may mắn.

Dân gian Việt Nam có câu: 'Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi'. Theo quan niệm của người xưa, muối mặn có thể xua đuổi tà ma, đem lại nhiều may mắn trong gia đình.

Tác dụng của muối trong Phong thủy không phải ai cũng biết.

Bên cạnh đó, tục mua muối còn cầu mong sự đậm đà, hòa thuận trong tình cảm gia đình, sự mặn mà trong các quan hệ làm ăn... như vị đậm đà của muối.

Người Việt thường hay rắc muối biển ở từng phòng và trước cửa nhà để xua tà khí, đón vận may.

Không chỉ riêng ở nước ta mà nhiều nền văn hóa trên thế giới đều coi muối là điềm lành.

Để thoát khỏi những vận xui, bạn có thể cầm một nắm muối và ném qua vai trái của mình.

Nhớ là vai trái vì ném qua vai phải còn mang lại gấp đôi xui xẻo.

Ngoài ra, bạn có thể thanh lọc cơ thể bằng cách tắm nước muối. Đơn giản chỉ cần thêm hai muỗng canh muối vào nước tắm ấm.

Chưa biết rằng có hiệu nghiệm thật không nhưng ít nhất da dẻ của bạn sẽ sạch sẽ mà nhờ đó tinh thần sảng khoái hơn.

Trước là đầu năm, giờ thậm chí là đầu mỗi tháng, người ta thường sử dụng muối để xua đổi tà ma, cầu mong may mắn đến với gia đình. 

Tác dụng của muối trong Phong thủy

1. Vị trí đặt nước muối để thu hút sự thịnh vượng và cải thiện sức khỏe

Không có ý kiến thống nhất cho vị trí đặt nước muối. Có ý kiến cho rằng trong thuật phong thủy nhà ở nên đặt nước muối ở vị trí của sao Tam Bích và sao Ngũ Hoàng.

Những người khác thì lại cho rằng nên đặt bát nước muối thay đổi tùy theo từng năm.

Tuy nhiên, cần tính đến hiệu quả của việc đặt bát nước muối. Tốt nhất là hãy đặt nó ở cung Tài lộc (Đông Nam) nếu muốn giàu có, hoặc đặt nó ở cung Gia đạo (hướng Đông) nếu muốn cải thiện sức khỏe.

Chú ý: Cần tuân thủ đúng những hướng dẫn làm bát nước muối phong thủy để đạt hiệu quả tốt. Đồng thời đặt nó ở các cung Bát quái thích hợp và không được sử dụng quá một năm.

2. Muối làm sạch không gian sống

Pha chút muối vào nước, dùng nước ấy lau sàn nhà và sau đó bạn có thể thắp hương. Với tác dụng của muối sẽ giúp "nạp sinh khí mới" cho môi trường trong nhà, làm không gian sạch sẽ để chào đón nguồn năng lượng tích cực đến với căn nhà hay văn phòng làm việc của bạn.

3. Nước muối thu hút sự giàu có

Cho tiền xu vào trong bát nước muối và đặt ở những nơi có năng lượng không tốt. Bằng cách hấp thụ năng lượng tiêu cực, nước muối cải thiện sự thịnh vượng của ngôi nhà và một số lĩnh vực trong cuộc sống. Bạn hãy thực hiện theo các bước sau:

- Cho muối vào trong bát hoặc ly thủy tinh, chiếm ¾ bát.

- Chọn xem ngày và đặt 6 đồng xu xếp theo hình vòng tròn vào bát. Nhớ đặt mặt dương (mặt dương có kí tự khác) của xu ngửa lên trên.

- Cho nước vào và đặt bát lên một miếng vải lót (bởi muối và nước khi kết tinh có thể sẽ phá hủy bề mặt bát).

- Không che miệng bát. Để yên bát nước ở cùng một vị trí trong một năm, tránh xê dịch hay động chạm đến. Nếu dịch chuyển, sự tích tụ năng lượng tiêu cực vào bát nước có thể sẽ bị phá vỡ.

Để bát nước trong vòng một năm là tốt nhất, nhưng sau một năm, khi đã hoàn thành mục đích hấp thu năng lượng tiêu cực trong nhà vào bát nước, bạn hãy bỏ chiếc bát đó đi.

4. Tác dụng của muối trong việc chống lại năng lượng tiêu cực, đem lại may mắn

Phong thủy chữa bệnh bằng nước muối là một phương pháp phổ biến trong phong thủy để vô hiệu hóa những tác động tiêu cực tiềm tàng của các ngôi sao xấu hàng năm trong một ngôi nhà hoặc văn phòng. Hàng năm, cứ bước sang ngày mùng 1 tết người Việt ta lại có tục lệ mua muối.

Người ta thường mua một bát muối đong đầy tới tận ngọn chứ không gạt ngang miệng bát. Vì tác dụng của muối nên trong dân gian có câu “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” để nói về phong tục tập quán của người Việt trong năm mới. Người xưa quan niệm muối là thứ mặn, chống xú uế, xua đuổi tà ma, và đem lại nhiều may mắn trong gia đình.

Mua muối đầu năm cũng có ý nghĩa trong văn hóa ẩm thực, văn hóa tình cảm, nó mang lại sự đậm đà cho các mối quan hệ gia đình, sự hòa thuận giữa vợ chồng, con cái. Có thể nói muối có một vị trí rất quan trọng và chỉ đứng sau gạo./.

Ngũ hành của đồ vật

Việc lựa chọn màu sắc phù hợp với sở thích, tính cách của bản thân cũng là phù hợp với nguyên lý ngũ hành tương sinh, tương khắc.

Năm loại vật chất cơ bản hình thành nên vạn vật là Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Vạn vật tồn tại và phát triển trong mối liên hệ sinh khắc của ngũ hành. Vì thế, khi chọn nội thất cho ngôi nhà, cần chọn vật liệu, hình dáng, màu sắc của đồ vật phù hợp với ngũ hành bản mệnh của người sử dụng.

Xét về hình dáng thì mềm mại, uốn lượn, hình cơ bản là hình sin thể hiện tính Thuỷ. Khấp khểnh, góc cạnh, sắc nhọn, hình cơ bản là hình tam giác, hình bình hành, hình thoi, hình đa giác thể hiện tính Hoả. Cao, gầy, thẳng, đứng, hình cơ bản là hình chữ nhật đứng thể hiện tính Mộc. Tròn, đầy đặn, hình cơ bản là tròn, hình elip, hình vòng cung thể hiện tính Kim. Vuông phẳng, đầy đặn, khối hộp, hình cơ bản là hình vuông, hình chữ nhật nằm ngang thể hiện tính Thổ.

Xét về màu sắc thì hành Thuỷ màu đen (đen cháy, đen tím, đen xanh đậm, xám…), hành Hoả màu đỏ (đỏ sẫm, đỏ cờ, đỏ cam, hồng, tím…), hành Mộc màu xanh (xanh lá cây, xanh cốm…), hành Kim màu trắng (trắng vôi, trắng bạc, trắng ghi…), hành Thổ màu vàng (vàng đất, vàng chanh, vàng kem, nâu nhạt…).

Xét về chất liệu thì Thuỷ là nước, Hoả là lửa, Mộc là gỗ, Kim là kim loại, Thổ là đất.