WHO khuyến cáo người dân chỉ nên sử dụng kháng sinh khi thực sự cần thiết!
Cập nhật lúc: 21/11/2016, 18:57
Cập nhật lúc: 21/11/2016, 18:57
Theo đó, Tổ chức Y tế thế giới (World Helath Organization – WHO) khuyến cáo người dân chỉ nên sử dụng thuốc kháng sinh khi thực sự cần thiết và theo chỉ định của bác sĩ.
Tuy nhiên, WHO cũng cho hay, kiểm soát việc chủ động sử dụng kháng sinh chỉ đóng một vai trò rất nhỏ.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc trực tiếp, việc bị động đưa kháng sinh vào cơ thể qua thức ăn mà cụ thể là thịt động vật mới là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng kháng thuốc kháng sinh.
Báo cáo năm 2016 phản ánh về các mối đe dọa nền kinh tế trong tương lai (Drug-Resistant Infections: A Threat to Our Future Economy) từ Ngân hàng Thế giới cho biết: Từ nay đến năm 2050, hiện tượng kháng thuốc kháng sinh có thể làm tăng chi phí y tế trên thế giới lên đến 1 nghìn tỷ đô la Mỹ mỗi năm.
Báo cáo này cũng chỉ ra rằng, trước thời điểm năm 2050, sự đề kháng đối với kháng sinh có thể đẩy thêm 28,3 triệu người vào cảnh nghèo cùng cực.
Tiến sĩ Margaret Chan, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới đã bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về hiện tượng đề kháng đối với kháng sinh, và cho rằng nền công nghiệp thực phẩm thực sự cần phải giảm việc sử dụng kháng sinh vô tội vạ.
Cùng với đó, người tiêu dùng nên nâng cao nhận thức của mình về vấn đề này và nên ưu tiên chọn nguồn thịt không sử dụng kháng sinh trong bữa ăn hàng ngày.
Tại một báo cáo khác là Báo cáo Rà soát về hiện tượng kháng thuốc kháng sinh năm 2014, Chuyên gia kinh tế Jim O’Neil cho biết, đến trước năm 2050, kháng thuốc kháng sinh có thể gay ra cái chết cho 10 triệu người mỗi năm - số lượng này còn cao hơn số lượng người tử vong mỗi năm vì bệnh ung thư.
Số liệu này được thống kê cụ thể theo mỗi châu lục như sau:
- Bắc Mỹ: 317.000 người
- Nam Mỹ: 392.000 người
- Châu Âu: 390.000 người
- Châu Phi: 4.150.000 người
- Châu Á: 4.730.000 người
- Châu Úc: 22.000 người
Trong một khảo sát được tiến hành bởi Trung tâm Nghiên cứu Biến động bệnh dịch, Kinh tế và Chính sách (Center for Disease Dynamics, Economics and Policy - CDDEP) năm 2015, số liệu cho thấy trước năm 2030, lượng kháng sinh sử dụng trong ngành nông nghiệp sẽ tăng thêm 2/3 so với năm 2010.
Số liệu năm 2010 cho thấy, lượng kháng sinh sử dụng cho động vật là 63.200 tấn, và năm 2030 sẽ là 105.600 tấn - một con số quá lớn cho lượng kháng sinh được sử dụng cho động vật.
Tiến sĩ Margaret Chan khẳng định: Sự đề kháng thuốc kháng sinh là một cuộc khủng hoảng toàn cầu, trong đó thế giới đang đối mặt với kỷ nguyên hậu kháng sinh - khi mà những bệnh rất bình thường cũng có thể gây tử vong cho con người.
12:43, 20/07/2017
07:50, 23/02/2017
09:18, 08/01/2017
23:05, 12/10/2016