18/01/2025 | 19:56 GMT+7, Hà Nội

Vựa heo Tý "âm mưu" độc quyền lò mổ gia súc?

Cập nhật lúc: 13/06/2016, 11:40

Khi bắt đầu xây dựng lò mổ với dự án các con số “ma” nhằm nhận được số tiền “khủng” 8 tỷ đồng của Nhà nước hỗ trợ chính sách đầu tư, DN Vựa Heo Tý tiếp tục thực hiện ý đồ kinh doanh độc quyền lò mổ gia súc tại TP. Sóc Trăng.

Bịt đường làm ăn của “sư phụ”  

Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Vựa Heo Tý được thành lập vào cuối tháng 5/2015, người đứng đại diện pháp luật của Công ty là bà Tiết Thị Tố Như.

Tuy nhiên, toàn bộ hoạt động kinh doanh, xây dựng lò mổ, đến những quá trình “đạo diễn” các con “số ma” nhằm nhận được số tiền hỗ trợ tương ứng từ ngân sách Nhà nước đều do ông Lý Minh Chánh (tên thường gọi Tý “heo”) - đại diện chủ cơ sở Vựa heo Tý thực hiện.

Trước thời điểm mua lại lò mổ Nguyễn Dũng vào tháng 3/2015, ông Tý từng tham gia giết mổ heo tại một số lò mổ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, trong đó có lò mổ Đại Tâm (xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên).

Giới trong nghề làm heo của tỉnh sở tại đều biết mối quan hệ thân thiết của ông Tý và gia đình bà Diệp Thị Bảy (chủ lò mổ Đại Tâm - đang nằm viện điều trị ung thư giai đoạn cuối vài năm nay tại BV tỉnh Cần Thơ).

Quá trình làm ăn, ông Tý hàng ngày thường xuyên đưa một lượng heo rất lớn đến tham gia giết mổ tại cơ sở này. Ngoài chuyện kinh doanh làm ăn, ông Tý luôn miệng gọi tên chồng của bà Bảy (ông Tư Tương - PV) bằng “sự phụ”.

Bởi nếu xét về kinh nghiệp nghề, vợ chồng bà Bảy đã hoạt động gần chục năm nay, gia đình làm ăn rất uy tín nên được lòng của rất nhiều bạn hàng.

Tuy nhiên, mối quan hệ bắt đầu xấu đi hơn 1 trở lại đây, bắt đầu từ thời điểm ông Tý đứng ra mua lại cơ sở giết mổ gia súc tập trung Nguyễn Dũng do bị phá sản. Sau khi đầu tư xây dựng lò giết mổ với quy mô mở rộng, ông Tý bắt đầu muốn độc chiếm thị trường giết mổ, kinh doanh heo tại địa bàn TP. Sóc Trăng.

Khởi điểm của hàng loạt đơn từ do DN Vựa  heo Tý gửi đến các cấp thẩm quyền từ TP, đến lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng đều cho rằng: “Lò giết mổ heo Đại Tâm không tuân thủ, thực hiện theo đề án 841/QĐHC-CTUBND của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng về “Quy hoạch xây dựng hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung giai đoạn 2013-2020”. 

Hàng loạt đơn thư tố cáo của DN Vựa heo Tý đề nghị tỉnh Sóc Trăng “dẹp” lò mổ Đại Tâm.

Hàng loạt đơn thư tố cáo của DN Vựa heo Tý đề nghị tỉnh Sóc Trăng “dẹp” lò mổ Đại Tâm.

 Để dẫn chứng thêm sự sai phạm của cơ sở Đại Tâm, người chấp bút trong đơn kiến nghị của DN Vựa heo Tý gửi Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh và các ban ngành liên quan tỉnh Sóc Trăng đề nghị: “Tránh gây thiệt hại cho những DN giết mổ chấp hành nghiêm chủ trương quy hoạch của UBND tỉnh; Tránh để người dân phải sử dụng từ nguồn thịt không đảm bảo vệ sinh được giết mổ từ lò gia súc Đại Tâm; Không để các hộ dân xung quanh khu vực lò giết mổ gia súc Đại Tâm phải chịu thêm việc ô nhiễm môi trường…."  

Báo cáo ngày 7/6/2016 của Chi cục Chăn nuôi- Thú y tỉnh Sóc Trăng cho biết, lò mổ Đại Tâm chưa bị người dân tố cáo gây ô nhiễm môi trường.

Báo cáo ngày 7/6/2016 của Chi cục Chăn nuôi- Thú y tỉnh Sóc Trăng cho biết, lò mổ Đại Tâm chưa bị người dân tố cáo gây ô nhiễm môi trường. 

Qua hàng loạt đơn kiến nghị khẩn cấp, DN Vựa heo Tý đề nghị tỉnh Sóc Trăng cần kiên quyết trong việc … “đóng cửa” lò mổ Đại Tâm. Hay nói cách khác, ông chủ Vựa heo Tý muốn dẹp luôn nơi kiếm miếng cơm manh áo của gia đình “sư phụ” một thời, nhằm dễ dàng độc quyền trong việc kinh doanh, tạo “sân chơi” riêng với tiểu thương và người dân TP Sóc Trăng.

Hành động “qua cầu rút ván” của DN Vựa heo Tý trong thời điểm chủ Đại Tâm đang phải điều trị căn bệnh nan y, sự sống như “mành chỉ treo trước gió” khiến nhiều người dân tỉnh Sóc Trăng bàn tán bởi sự cạn tình !.

Tiểu thương “ghẻ lạnh” lò mổ lớn nhất miền Tây

Đến tháng 8/2015, ông Tý lập dự án cải tạo và nâng cấp lò mổ với quy mô 800 heo/đêm, 3000 gia cầm/đêm, 100 trâu, bò/đêm. Tuy nhiên, dù “vẽ” ra dự án rất hoành tráng, nhưng thực tế, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có 25 lò giết mổ gia súc tập trung, đang hoạt động trên địa bàn 11 Huyện, Thị xã, Thành phố. Số lượng gia súc được giết mổ tại các cơ sở này mới chỉ đạt 827 con heo/ngày.

Chính vì không đủ nguồn hàng, nên lò mổ Vựa heo Tý chỉ hoạt động cầm chừng, ít người kinh doanh tìm đến giết mổ. Thế nhưng, nguyên nhân của sự “ghẻ lạnh” của người kinh doanh ngại đến tập trung tại lò mổ Vựa heo Tý (địa chỉ P.8, TP. Sóc Trăng) vì một số lý do.

Cụ thể, lò mổ Vựa heo Tý nằm cạnh gần một ngôi chùa rất thiêng trên địa bàn P.8 (TP Sóc Trăng). Nhiều người kinh doanh cho rằng, lò mổ hoạt động sát sinh, gây ô uế ngay bên cạnh chùa là điều cấm kị, nếu hợp tác làm ăn cũng sẽ không được thuận lợi. 

Vựa heo Tý vừa tham gia giết mổ, bán trực tiếp sản phẩm ra thị trường, vừa là điểm giết mổ gia súc tập trung. 

Đồng thời, Vựa heo Tý vừa tham gia giết mổ, bán trực tiếp sản phẩm ra thị trường, vừa là điểm giết mổ gia súc tập trung nên khiến những người kinh doanh gặp bất lợi.

Bởi, xét về giá cả, họ không thể cạnh tranh được với chủ cơ sở khi vựa heo này nắm toàn bộ thế độc quyền thị trường. Vậy nên, rất ít các điểm mổ gia súc nhỏ lẻ đưa đến giết mổ tại lò mổ Vựa Heo Tý.

Bà G.(TP. Sóc Trăng), mỗi ngày đưa hàng trăm con heo đến giết mổ tại lò mổ Đại Tâm nói: “Thằng Tý (chủ lò mổ Vựa heo Tý - pv) là anh em bà con với tôi. Thế nhưng, chúng tôi là dân kinh doanh nên sẽ luôn lựa chọn địa điểm nào phù hợp nhất để làm. Tôi rất sợ đưa heo đến đây giết mổ, bởi chất thải của lò mổ xả ra, đồng thời sát sinh bên cạnh chùa sẽ khiến tâm bất an. Hơn nữa, Tý vừa giết mổ, vừa kinh doanh thịt heo thì làm sao tiểu thương có thể cạnh tranh được?”.

Trong khi lò mổ được chủ Vựa heo Tý tự quảng cáo bỏ ra số tiền 30 tỷ (con số chưa được kiểm định, mới chỉ nghe một phía từ DN) bị tiểu thương, người dân “ghẻ lạnh” thì ngược lại, tại lò mổ Đại Tâm phải đối diện nguy cơ quá tải. Bởi thời điểm này, lò mổ Đại Tâm đang tiếp tục di dời, thực hiện theo QĐ 841 của UBND tỉnh Sóc Trăng.

Phía sau hàng loạt sai phạm của lò mổ Vựa heo Tý, các cấp chính quyền TP Sóc Trăng đã ngó lơ, bao che sai phạm cho DN này?