19/01/2025 | 21:28 GMT+7, Hà Nội

Việt Nam vẫn là ‘điểm đến’ hấp dẫn, thu hút đầu tư nước ngoài

Cập nhật lúc: 13/12/2021, 12:03

Trong tháng 11 năm 2021, có hơn 26 tỷ USD vốn FDI rót vào Việt Nam. Điều đó cho thấy rằng, Việt Nam vẫn là thị trường thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch nhưng có hơn 26 tỷ USD vốn FDI rót vào Việt Nam trong tháng 11 năm 2021. Điều đó cho thấy rằng, Việt Nam vẫn là thị trường thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Cụ thể, nhiều địa phương có nguồn đầu tư FDI cao đang nỗ lực đồng hành với các doanh nghiệp bằng những chính sách, từ sản xuất duy trì nguồn lao động, cũng như hạn chế thấp nhất đứt gãy chuỗi cung ứng vật tư nguyên liệu hàng hóa.

Điều này cũng khẳng định, Việt Nam vẫn là môi trường đầu tư hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.

Tác động của dịch Covid-19 đã khiến nhiều nhà máy tại Việt Nam ngừng hoặc giảm công suất. Tuy nhiên, số lượng các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI quy mô trên 50 triệu USD vẫn duy trì tăng mạnh.

Việt Nam vẫn là ‘điểm đến’ hấp dẫn, thu hút đầu tư nước ngoài
Việt Nam vẫn là ‘điểm đến’ hấp dẫn, thu hút đầu tư nước ngoài

Trong 11 tháng năm nay, Cục Đầu tư nước ngoài đã cấp vốn đăng ký mới cho 1.577 dự án, với trị giá đạt hơn 14 tỷ USD. Vốn đăng ký điều chỉnh có 877 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm hơn 8 tỷ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm trước.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, đây là tín hiệu đáng mừng. Ông còn cho biết, các nhà đầu tư sẽ quan tâm hơn nữa đến Việt Nam.

Và hiện nay các nhà đầu tư rất quan tâm đến lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và trong các tỷ lệ ngành nghề nhà đầu tư tại Việt Nam thì ngành chế biến chế tạo vẫn chiếm tỷ lệ cao và tỷ trọng này ngày càng cao.

Chúng ta đang hướng tới ngành có giá trị gia tăng cao, có tính lan tỏa cao và đưa các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, là những dòng đầu tư vào Việt Nam.

Dù bùng phát dịch Covid-19 nhưng các dự án hạ tầng công nghệ ở một số thành phố, trong đó có Đà Nẵng vẫn được đẩy nhanh để xây “tổ” đón đại bàng, thu hút đầu tư mạnh mẽ trong lĩnh vực thành phố thông minh.

Hiện, nhiều địa phương tiếp tục sẵn sàng mặt bằng, tạo cho các nhà đầu tư đến đầu tư có điều kiện tốt nhất.

Đồng thời sẵn sàng nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu đầu tư; cơ chế, cải cách thủ tục, chính sách ưu đãi, tận dụng tối đa chính sách ưu đãi về pháp luật; hỗ trợ, giải quyết mọi khó khăn.

Một số địa phương tập trung thu hút FDI đầu tư cho công nghệ cao, với công nghệ điện tử là mũi nhọn.

Gần đây nhất, Bắc Ninh phát triển mô hình mới, với thương hiệu “2 ít, 3 cao, 4 sẵn sàng” là bước đi cụ thể hoá Nghị quyết số 50 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành luôn đồng hành, chia sẻ với những khó khăn mà doanh nghiệp đối mặt, luôn nỗ lực hành động vì một mục tiêu cao nhất với phương châm: “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch hiệu quả dịch Covid-19”.

Những dự án công nghệ cao đang giúp các địa phương đón đầu làn sóng dịch chuyển đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, giá trị cao. Có thể kể đến Đà Nẵng.

Bên cạnh thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, Đà Nẵng đang đẩy mạnh cải cách hành chính thêm một bước để tạo điều kiện thông thoáng nhất cho nhà đầu tư, hướng đến mục tiêu đưa thành phố tăng trưởng trở lại thoát khỏi tăng trưởng âm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững hơn trong thời gian tới.

Nguồn: https://kinhtemoitruong.vn/viet-nam-van-la-diem-den-hap-dan-thu-hut-dau-tu-nuoc-ngoai-61930.html