Vì sao TPHCM có hơn 42.000 trường hợp chưa được cấp sổ đỏ?
Cập nhật lúc: 22/10/2017, 08:01
Cập nhật lúc: 22/10/2017, 08:01
Mới đây, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Chi nhánh Sở Giao dịch 2 đã có thông báo về việc lựa chọn tổ chức bán đấu giá tài sản đảm bảo của một số công ty nhằm thu hồi nợ gần 1.091 tỷ đồng.
Cụ thể, tài sản đấu giá là toàn bộ dư nợ gốc, lãi phát sinh của Công ty Cổ phần Đầu tư Y tế Việt Nam, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Khai thác Công trình Giao thông 584 tại BIDV – Chi nhánh Sở Giao dịch 2 tạm tính đến ngày 31/07/2017 là gần 1.091 tỷ đồng, bán gộp cùng lúc.
Tài sản thế chấp kèm theo khoản nợ gồm Dự án Khu dân cư 584 Tân Kiên tại xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Trong đó bao gồm 1 nền đất có diện tích 174,5 m2 tại thửa đất số 302, tờ bản đồ 62, bộ địa chính xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh. Ngoài ra còn có quyền sử dụng 41.242,1m2 theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CT05280 do Sở TN và MT TPHCM cấp ngày 21/02/2011 và tài sản gắn liền với đất là 2 khối chung cư, 712 căn hộ.
Giá khởi điểm là 810,3 tỷ đồng (đã bao gồm thuế GTGT).
GS. Đặng Hùng Võ: Đã đến lúc "vĩnh biệt" cơ chế đổi đất lấy hạ tầng
Tại hội thảo khoa học “Cơ chế đầu tư BT - Những vấn đề đặt ra và giải pháp hoàn thiện” do Kiểm toán Nhà nước tổ chức mới đây, GS. Đặng Hùng Võ cho rằng vấn đề trung tâm của dự án BT là giá trị công trình hạ tầng và giá trị đất đai đem đổi cần được xác định như thế nào. Cụ thể, giá trị con đường được xây dựng do ai đánh giá chất lượng, do ai định giá, quyết toán, kiểm toán hay chỉ lấy theo giá trị khái toán trong dự án đầu tư?Tương tự, đất đai hai bên đường đem đổi lấy con đường được tính theo giá đất nông nghiệp hay đất ở, đất đã có công trình hay chưa có công trình?
GS. Đặng Hùng Võ cho rằng đã đến lúc vĩnh biệt cơ chế đổi đất lấy hạ tầng tại các địa phương đã phát triển tốt. Cơ chế BT chỉ áp dụng đối với địa phương kém phát triển, nguồn thu ngân sách yếu kém và ngân sách trung ương vẫn phải trợ giúp, hạ tầng chưa đủ để thu hút đầu tư.
Tại buổi giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội vừa qua, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường TPHCM Trần Văn Thạch cho biết đến nay còn 42.131 trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn TP.
Cụ thể, ông Thạch cho biết riêng đối với đất của các hộ gia đình, cá nhân, số liệu báo cáo của 17/24 quận, huyện đến nay còn 42.131 trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ - hay còn gọi là giấy đỏ).
Trong đó, có gần 15.000 trường hợp chuyển nhượng bằng giấy tay sau ngày 1/7/2004, hơn 21.000 trường hợp vướng quy hoạch, vi phạm pháp luật đất đai, có tranh chấp và hơn 6.000 trường hợp không có nhu cầu cấp giấy chứng nhận.
Cận cảnh tuyến đường hàng nghìn cư dân Khu Đoàn ngoại giao mỏi mòn mong ngóng
Tuyến đường nối đường Võ Chí Công với Phạm Văn Đồng qua Khu Đoàn ngoại giao (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã tương đối hoàn thiện, tuy nhiên tới nay vẫn chưa được đưa vào sử dụng khiến việc đi lại của hàng nghìn cư dân gặp khó khăn.
Cụ thể, tuyến đường 60m nối 2 con đường huyết mạch là Võ Chí Công (ra cầu Nhật Tân) và Phạm Văn Đồng (ra cầu Thăng Long) tạo sự liên kết và giúp giao thông khu vực Tây Bắc Hà Nội trở nên thông suốt. Khi tuyến đường này được thông xe, việc đi lại của người dân sẽ thuận tiện hơn nhiều, áp lực giao thông của tuyến đường Phạm Văn Đồng có thể giảm đáng kể. Đặc biệt là cư dân của một số dự án bất động sản trong khu vực như Đoàn ngoại giao, Starlake sẽ rút ngắn được khoảng cách tiếp cận với đại lộ Võ Chí Công và quãng đường vào nội đô sẽ nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Tuy nhiên, tới nay (tháng 10/2017), việc kết nối hạ tầng Khu Đoàn ngoại giao với đường 60m nối 2 đường Phạm Văn Đồng và Võ Chí Công lại đang gây nhiều bức xúc, khó khăn cho hàng nghìn cư dân Khu Đoàn ngoại giao trong việc đi lại, có khi phải đi vòng cả chục kilomet.
Vốn ngoại đổ vào bất động sản: Càng hoành tráng, càng chết chìm
Hàng loạt dự án bất động sản FDI với số vốn đầu tư rất lớn nhưng qua nhiều năm được cấp phép vẫn trì trệ, thậm chí chưa được triển khai.
Trong đó không thể không nhắc đến Siêu dự án trung tâm tài chính Việt Nam (VFC) tại TPHCM hay dự án Booyuong Mỗ Lao tại Hà Nội với “thâm niên” đắp chiếu lâu năm nhất trong số các dự án FDI. Ngoài ra còn có dự án Deawoo Cleve (Văn Phú, Hà Đông); siêu dự án 4,3 tỷ USD New City tại Phú Yên đã phải giảm quy mô đầu tư xuống còn 1 tỷ USD và đổi chủ cách đây hai năm do khó khăn về tài chính…
11:00, 21/10/2017
22:40, 20/10/2017
08:31, 20/10/2017
11:09, 19/10/2017
09:01, 18/10/2017