Vì sao Nhật Bản 'nhập khẩu' virus nguy hiểm mặc người dân phản đối?
Cập nhật lúc: 08/07/2019, 21:48
Cập nhật lúc: 08/07/2019, 21:48
Nhật Bản đang có kế hoạch "nhập khẩu" virus Ebola và các loại virus gây chết người khác để chuẩn bị cho sự kiện thể thao lớn nhất thế giới sắp tới được tổ chức tại quốc gia này.
Các nhà khoa học đang nghiên cứu về những mầm bệnh ở trung tâm nghiên cứu vùng Musashimurayama, ngoại ô thủ đô Tokyo sau khi một thị trưởng chấp nhận thử nghiệm bất chấp sự phản đối của người dân.
Masaru Fujino, thị trưởng vùng Musashimurayama đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Bộ Y tế, Lao động và An sinh xã hội Takumi Nemoto. Và các bộ trưởng đều cho rằng, nước này nên có sự chuẩn bị kỹ càng hơn về các loại virus gây ra bệnh sốt xuất huyết, như Ebola, Lassa, Marburg, Crimea-Congo và Nam Mỹ.
Chính phủ có kế hoạch nhập các loại virus hiếm từ nước ngoài về để nghiên cứu trước và tìm ra giải pháp nhằm ngăn chặn dịch trước khi du khách đổ dồn về đây để tham dự Thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo vào mùa hè tới.
Các virus này sẽ được nhập về Viện truyền nhiễm quốc gia (NIID) tại Musashimurayama. Hiện tại, cơ sở này đang xử lý các loại virus ít nguy hiểm hơn như SARS.
Tuy nhiên, cư dân Tokyo đang phản đối đề xuất này trong các cuộc họp công khai do Bộ tổ chức. Người dân lo ngại có thể tiếp xúc với virus qua một kẽ hở nào đó chẳng hạn khe cửa, một con chuột lang chạy trốn trận động đất, … "Thật vô nghĩa khi chính phủ cho rằng phải chấp nhận kế hoạch vì Thế vận hội", tờ báo Asahi dẫn lời một người dân nói trong một cuộc họp khác vào tháng 11. "Chúng tôi rất lo lắng và không thể chấp nhận việc này."
Tuy nhiên, các nhà khoa học và các chuyên gia y tế tại Tokyo lại cho rằng, dịch bệnh như sốt xuất huyết hay Ebola chỉ có thể lây truyền qua tiếp xúc giữa con người, vì vậy tiếp xúc với không khí không phải là một rủi ro.
Về phía thị trưởng thành phố, ông Nem Nemoto trả lời họp báo rằng ông nghĩ không có lựa chọn nào khác ngoài việc phê duyệt kế hoạch của NIID. “Tôi muốn nhà nước thực hiện các biện pháp an toàn một cách có trách nhiệm”.
03:00, 13/10/2018
15:08, 31/08/2018
12:01, 15/08/2018
13:00, 29/03/2018