19/01/2025 | 02:22 GMT+7, Hà Nội

Vẫn còn nhiều thủ tục hành chính rườm rà không cần thiết

Cập nhật lúc: 20/05/2018, 09:00

Nhiều thủ tục hành chính rườm ra, không cần thiết gây khó khăn, cản trở quá trình hoạt động cho các trường. Trước những thực tế đó, Bộ GD-ĐT đã đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của Bộ GD-ĐT.

Đại diện trường tư thục mong muốn Bộ cho dạy chương trình riêng

Góp ý về phương án cắt giảm đơn giản hóa điều kiện kinh doanh và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, ông Hoàng Đức Anh – đại diện Công ty cổ phần giáo dục Edufit nói: “Về chương trình đào tạo, không nên yêu cầu các trường tư thục phải thực hiện chương trình do Bộ GD-ĐT ban hành chung cho hệ thống công lập.

Bộ nên đưa yêu cầu, mục tiêu kỳ vọng về chuẩn đầu ra cơ bản, còn việc thực hiện thì do cơ sở giáo dục tự lựa chọn các hình thức thực hiện. Làm sao đảm bảo chất lượng cơ bản, đồng thời cập nhật linh hoạt và hiệu quả các tiến bộ giáo dục thế giới".

Ông Hoàng Đức Anh – đại diện Công ty cổ phần giáo dục Edufit. Ảnh Ngô Chuyên.

Ông Hoàng Đức Anh – đại diện Công ty cổ phần giáo dục Edufit. Ảnh Ngô Chuyên.

Ví dụ: Trong các hoạt động Y tế, Bộ chỉ định các tiêu chuẩn cơ bản, còn tiêu chuẩn cơ sở do doanh nghiệp tự ban hành luôn cao hơn quy định của Bộ.

Bên cạnh đó, ông Đức cũng kiến nghị, “Điều 22, Nghị định 46 yêu cầu có tủ hồ sơ trong lớp học” - điều này không cần thiết với phương thức quản trị chuyên môn hóa các trường tư thục. Thêm vào đó, hồ sơ hoàn toàn có thể được lưu trữ số hóa và chỉ in ra khi cần thiết thay vì làm hồ sơ bản cứng theo một theo một số mẫu, rất bất cập trong việc quản lý, vận hành.

Ngoài ra, ông Đức cũng nêu lên vấn đề bổ nhiệm người nước ngoài làm hiệu trưởng. Ông Đức nói: “Hiện tại không có văn bản quy phạm pháp luật nào cấm, nhưng vì chưa có thông tư hướng dẫn nên các trường hoàn toàn bị bó chân, duy trì cả hiệu trưởng nước ngoài để vận hành và hiệu trưởng Việt Nam để đảm vảo không bị khó dễ”.

Ông Đức cũng nói thêm, Thông tư 14/2011 và Chuẩn hiệu trưởng Tiểu học và thông tư 12/2011 về điều lệ trường THCS, THPT và phổ thông có nhiều cấp học đều mô tả rất rõ các tiêu chí để bổ nhiệm hiệu trưởng mà không có tiêu chí nào giới hạn, bắt buộc hiệu trưởng phải là công dân Việt Nam.

Đối với bậc đại học, không chỉ các đơn vị quốc tế như RMIT mới có hiệu trưởng nước ngoài. ĐH Việt Đức là trường công lập đầu tiên có hiệu trưởng người nước ngoài từ năm 2008. Năm 2016, ĐH Quốc gia Hà Nội cũng bổ nhiệm một giáo sư Nhật Bản làm hiệu trưởng trường thành viên.

Vần còn nhiều phân vân

TS Ông Đặng Quang Vinh – Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nói: “Tôi làm điều kiện kinh doanh thì sau khi đọc 2 nghị định quy định về cái điều kiện kinh doanh của Bộ GD-ĐT thì tôi thấy là nói chung về điều kiện kinh doanh của Bộ. Có những đặc điểm không được kể cả sau khi rà soát sửa đổi đưa ra một số phương án cắt giảm đơn giản hóa”.

au khi Bộ GD-ĐT đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của Bộ, nhưng nhiều nhà quản lý góp ý vẫn đưa ra kiến nghị nên cắt giảm thêm. Ảnh Ngô Chuyên.

au khi Bộ GD-ĐT đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của Bộ, nhưng nhiều nhà quản lý góp ý vẫn đưa ra kiến nghị nên cắt giảm thêm. Ảnh Ngô Chuyên.

Theo TS Quang Vinh, vẫn cần sửa đổi rất nhiều đề tạo ra khung hình pháp lý về kinh doanh trong lĩnh vực pháp luật tốt hơn. Tôi nhận thấy 2 nghị định vẫn chưa thể hiện tinh thần kiến tạo mà chính phủ đề ra trong thời gian gần đây, tạo ra những chi phí không cần thiết, không hợp lý, hàng loạt những gánh nặng xã hội, có nhiều quy định không có quy định thực tiễn mà các trường chỉ đối phó.

Theo ông, cái mà chúng ta thực sự quan tâm đến là cái an toàn chất lượng cho trẻ thì chúng ta không thấy những dấu hiệu nào đảm bảo được. Tôi không biết Bộ có bị sức ép về thời gian hay không nhưng có điều kiện thì nên rà soát lại, xây dựng lại cái nghị định về kinh doanh cho 2 nhóm cơ sở này với tinh thần khác.

Bên cạnh đó, theo ông Vinh phụ huynh có thể đánh giá được quy mô, chất lượng những cơ sở đào tạo như thế nào. Chúng ta phải đến thăm trường, đến hỏi han phụ huynh, hỏi han cô giáo, cơ sở vật chất đảm bảo hay không.

Ngoài ra, theo TS Quang Vinh, hai nghị định này có nguyên tắc tiền kiểm rất nặng và sau khi sửa đổi vẫn chưa thay đổi. Tôi đề nghị nên chuyển ban hành những quy định, những tiêu chuẩn về chất lượng an toàn cho trẻ.

Những cơ sở giáo dục sau khi được thành lập thì học có thể xây dựng cơ sở, khi nào họ cảm thấy họ xây dựng cơ sở đầy đủ rồi thì họ công bố với cơ quản nhà nước sau đó cơ quan sẽ kiểm tra. Như vậy sẽ đơn giản hơn hóa, giảm chi phí cho xã hội.

“Nhiều nội dung không rõ ràng như phải có văn bản thẩm định của cơ quan liên quan thì cơ quan liên quan ở đây là những ai, thẩm định nội dung gì, thế nào cho qua. Các trường sát nhập lại, đó là điều không ảnh hưởng tới xã hội, đó là điều tách ra nhập vào. Tôi đề nghị cần rà soát kỹ hơn và cần thay đổi tư duy quản lý và viết lại những quy định thực tế hơn”, TS Quang Vinh đề nghị.