Phụ huynh cũng chạy đua cùng con vào lớp 10
Cập nhật lúc: 17/05/2018, 12:11
Cập nhật lúc: 17/05/2018, 12:11
“Tôi không biết ở các tỉnh, thành phố khác có áp lực như Hà Nội không? Thế nhưng đối với gia đình tôi thì luôn căng thẳng như dây đàn. Dẫu chưa đế kỳ nghỉ hè, nhưng chồng tôi đã lên phương án để cho đứa con út về quê để tiện chăm sóc cho đứa con cuối cấp”, chị Nguyễn Thị Quỳnh (Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Chị Quỳnh năm nay có con trai đang học lớp 9 ở trường THCS Vĩnh Tuy được biết con chị đang phấn đấu thi vào trường THPT Việt Đức. “Ban đầu con tôi dự kiến thi trường THPT Thăng Long, nhưng khi công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào công lập cũng như năm đẹp số thí sinh tăng lên nhiều chính vì vậy con tôi quyết định chọn phương án an toàn”, chị Quỳnh chia sẻ thêm.
Dẫu đã tính phương thế nhưng cuộc đua tìm kiếm vé vào công lập cũng không hề đơn giản. “Tôi nghe con và các bạn cùng lớp nói đề thi khó hơn năm ngoái để tăng tính cạnh tranh nên hoảng quá. Học chính, rồi học thêm, mẹ đưa đón phờ phạc, con chong mắt học cũng hoa mắt. Tôi bảo với con, thôi thì cố mà đỗ vào trường công không thuộc tốp nào cũng được, làng nhàng thôi, miễn không phải học dân lập, bán công là mẹ mừng lắm rồi”, chị Quỳnh tâm sự trong lo lắng.
Dẫu năm nay tuyển sinh vào lớp 10 vẫn giữ nguyên phương án thi thế nhưng, chị Trần Thị Nga (Thanh Trì – Hà Nội) và chồng vẫn đứng ngồi không yên. Chị Nga cũng tâm sự: “Dường như gia đình chúng tôi tập toàn bộ tâm trí vào cho đứa năm nay thi vào lớp 10 mà đứa con học lớp 4 cũng sao nhãng, đứa lớp 4 nó học được như thế nào thì học. Hiện nay, phương án thi thay đổi liên tục, không chỉ các con như con chuột bạch mà bố mẹ cũng chuột bạch theo”.
“Với mức thu nhập của vợ chồng tôi, nếu cho con đi học trường dân lập chất lượng cao hay trường quốc tế thì lực không có. Thế nên chúng tôi càng phải cố gắng định hướng cho con thi vào công lập”, chị Nga cho biết trải lòng.
Dẫu con chị là một trong những học sinh giỏi của lớp, học sinh giỏi môn Toán cấp thành phố thế nhưng vị phụ huynh này vẫn không khỏi lo lắng”, chị Nga cho biết trải lòng.
Với những học sinh có lực học khá, chắc chắn năm nay sẽ là “cuộc chiến” cân não khi những trường công lập tốp đầu càng cạnh tranh khốc liệt hơn. Căng thẳng nhất vẫn là khối các trường chuyên.
Anh Nguyễn Hồng Quân (Q.Đống Đa, Hà Nội) có con gái năm nay “đầu quân” vào THPT Chuyên KHTN – ĐH Quốc gia Hà Nội – một trong những trường chuyên hot của Hà Nội.
Anh than thở: “Thời gian này tôi cứ lo cháucốm, tinh thần ảnh hưởng. Đêm nào tôi cũng thấy cháu miệt mài học đến 2, 3 mắt thâm quầng mệt mỏi nhưng vẫn cố mà học”.
Tôi và vợ tôi cũng khuyên con thi một trường nào đó vừa phải để không quá áp lực, thế nhưng con vẫn muốn vào được một trường chuyên để cơ hội sau này vào được trường đại học tốt.
Cũng theo như thông tin tuyển sinh mà Sở GD-ĐT Hà Nội, đối với học sinh thi vào các trường chuyên, mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào 2 trường THPT công lập trong cùng khu vực tuyển sinh, không kể nguyện vọng vào lớp chuyên của các trường: THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, THPT Chuyên Nguyễn Huệ, THPT Sơn Tây và THPT Chu Văn An.
Riêng trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam và trường THPT Chu Văn An sẽ tuyển sinh thêm 2 lớp 10 áp dụng chương trình đào tạo song bằng tú tài học chương trình THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh Quốc (Chứng chỉ A-level). Được biết, chương trình song bằng trường THPT Chu Văn An đã thí điểm từ năm học 2017-2018.
Để học chương trình đào tạo song bằng tú tài chương trình THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh Quốc, học sinh phải dự tuyển 3 vòng: Vòng 1: Thi tuyển theo chương trình đào tạo tú tài THPT quốc gia Việt Nam vào ngày 7/6 (buổi sáng thi môn Ngữ văn, buổi chiều thi môn Toán, cùng với kỳ thi vào lớp 10 THPT không chuyên).
Vòng 2: Thi tuyển theo chương trình đào tạo tú tài Anh quốc vào ngày 10/6 (buổi sáng thi môn Toán bằng tiếng Anh và môn Vật lý bằng tiếng Anh; buổi chiều thi môn tiếng Anh và môn Hóa học bằng tiếng Anh); Vòng 3 - Phỏng vấn vào ngày 18/6.
22:15, 15/05/2018
00:00, 10/05/2018
14:44, 10/04/2018
12:30, 10/04/2018
07:20, 25/03/2018