Tuyệt chiêu trị đau nhức chân tay vào mùa đông
Cập nhật lúc: 03/12/2016, 16:41
Cập nhật lúc: 03/12/2016, 16:41
Bệnh thường do nhiều nguyên nhân khác nhau, có khi là biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể và không cần điều trị, nhưng đa phần là dấu hiệu của nhiều chứng bệnh khác nhau, từ bệnh lành tính dễ điều trị đến bệnh phức tạp, nguy hiểm đến tính mạng.
Lạnh tay chân do thận dương suy yếu
Triệu chứng: lạnh tay chân, đau lưng mỏi gối, da xanh, sức yếu, ăn uống kém, hay bị hoa mắt chóng mặt. Nếu là nam giới dễ bị tảo tiết, ngủ mơ, tim hồi hộp. Phép trị là ôn bổ thận dương.
Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1
Phá cố chỉ 6g, nhục thung dung 10g, ngũ gia bì 16g, sơn thù 12g, tần giao 12g, hoàng kỳ 12g, mẫu lệ chế 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, đại táo 3 quả, ngải diệp 12g, trần bì 10g, cam thảo 10g, quế 10g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Công dụng: bồi bổ thận dương, hỏa khí ở thận được củng cố và tăng cường, trị lạnh tay chân, đau lưng mỏi gối.
Bài 2
Thục địa (sao khô) 12g, đậu đen (sao thơm) 16g, ngũ gia bì 16g, cẩu tích 12g, ngải diệp 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, khởi tử 12g, thỏ ty tử 12g, phá cố chỉ 10g, quế 8g, thiên niên kiện 10g, trần bì 10g, đại táo 3 quả, sinh khương 4g, phòng sâm 12g, cam thảo 12g, ngũ vị 12g.
Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Công dụng: bồi bổ thận dương, hỏa khí được phục hồi. Bài này rất tốt với những người bệnh đau lưng mỏi gối, lạnh tay chân, cơ bắp yếu mềm, di tinh hoạt tinh, tim hồi hộp, tư tưởng thiếu tập trung.
Bài 3
Phòng sâm 12g, đương quy 12g, thục địa 10g, liên nhục 12g, tơ hồng xanh 16g, cẩu tích 16g, phụ tử 6g, sinh khương 4g, ngải diệp (khô) 12g, tần giao 12g, tế tân 10g, dâm dương hoắc 10g, trạch tả 12g, sơn thù 16g, tất bát 12g, lương khương 10g, chích thảo 12g, hoàng kỳ 10g.
Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. 10 - 13 ngày là một liệu trình.
Công dụng: bổ thận dương, tăng dương khí, trị lạnh tay chân.
Lạnh tay chân do tỳ hư
Triệu chứng: chân tay lạnh, dày da bụng, da xanh, môi nhợt, bụng đau âm ỉ, thỉnh thoảng sôi bụng, phân lỏng, ăn uống kém, chân tay yếu mềm. Phép trị là ôn bổ tỳ dương. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1
Bạch truật (sao hoàng thổ) 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, trần bì 12g, đại táo 6 quả, củ đinh lăng 16g, ngũ gia bì 12g, quế chi 8g, sa nhân 10g, hoàng kỳ (sao mật) 12g, sinh khương 4g, chích thảo 12g, đương quy 12g, hậu phác 10g, thần khúc 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Công dụng: bổ tỳ dương, bổ thổ, bổ trung châu, trị lạnh tay chân.
Bài 2
Cao lương khương 12g, ngũ gia bì 12g, ngải diệp 10g, bạch truật 16g, đương quy 12g, hậu phác 10g, sinh khương 6g, phòng sâm 16g, hà thủ ô 16g, rễ đinh lăng 16g, cây ngấy hương 16g, trần bì 10g, thần khúc 10g, chích thảo 12g, quế chi 8g, đại táo 6 quả. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Công dụng: bổ tỳ dương, phục hồi và củng cố chức năng của tỳ vị, trị lạnh tay chân.
Khi chân tay đau nhức ngoài việc dùng các bài thuốc trên, y học cổ truyền còn kết hợp với phương pháp xoa bóp bấm huyệt giúp tăng hiệu quả điều trị. Sau đây là những huyệt thường dùng.
Bách hội, phong trì: để điều hoà não bộ thần kinh. Kiên ngung, khúc trì, ngoại quan, uyển cốt: chủ trị đau nhức chi trên. Khúc trì làm mát huyết. Phong thị, phong long, dương lăng tuyền, thái xung, túc lâm khấp chủ trị đau nhức chi dưới. Mỗi huyệt day bấm khoảng 1 - 2 phút.
Bách hội: ở chính giữa đỉnh đầu.
Phong trì: phía sau tai chỗ lõm ở chân tóc.
Kiên ngung: khe lõm ngoài vai, khoảng giữa 2 xương, đưa cánh tay lên, lấy huyệt ở chỗ sũng.
Khúc trì: chỗ lõm, đầu ngấn ngang mặt ngoài khuỷu tay khi co lại.
Ngoại quan: sau cổ tay 2 tấc, chỗ lõm của 2 xương .
Uyển cốt: phía ngoài tay, bàn tay hơi nắm lại, huyệt ở chỗ lõm giữa xương móc và xương bàn tay ngón út, trên đường tiếp giáp da gan tay và mu bàn tay.
Phong thị: đứng thẳng xuôi tay xuống thẳng, ép ngón tay giữa vào cơ đùi, huyệt ở mút đầu ngón tay giữa.
Phong long: trên mắt cá ngoài 8 tấc, nơi chỗ lõm phía ngoài xương ống chân.
Dương lăng tuyền: dưới đầu gối 1 tấc, huyệt ở chỗ lõm phía ngoài ống chân.
Thái xung: sau kẽ giữa ngón chân cái và ngón hai, đo lên 1,5 tấc, huyệt ở góc tạo nên bởi 2 đầu sau xương bàn chân.
Túc lâm khấp: chỗ lõm phía trước xương bàn chân 4 và 5./.
19:36, 27/12/2015
08:52, 11/12/2015
06:24, 30/11/2015
08:16, 19/11/2015
20:09, 06/11/2015