18/01/2025 | 20:13 GMT+7, Hà Nội

Túi nilon, đồ cúng, bàn thờ "bức tử" hồ Tây ngày cúng ông Táo

Cập nhật lúc: 29/01/2019, 13:42

(Công lý) - Nhiều năm qua, hoạt động phóng sinh cá chép và xả tro vàng mã, ban thờ... xuống hồ Tây gây ra tình trạng mất vệ sinh, ùn ứ túi nilon, rác thải... làm mất nét đẹp truyền thống của người xưa.

Thả cá chép tiễn ông Táo về chầu Trời là một trong những nét đẹp văn hóa của người dân Việt. Tuy nhiên, không chỉ thả cá chép, nhiều bàn thờ cũ, tro, bát hương, hoa, vàng mã… cũng bị người dân ném thẳng xuống sông. Một số người giải thích thả đồ cũ để hi vọng một năm mới mát mẻ, bình an cho gia đình.

Chính thói quen “phóng sinh phóng luôn cả túi nilon, đồ thờ” diễn ra trong ngày cúng ông Công ông Táo trên đã khiến nhiều sông, hồ ở giữa lòng Thủ đô bị ô nhiễm nặng nề đồng thời gây phản cảm, làm mất nét đẹp truyền thống của người xưa.

Theo ghi nhận của phóng viên, khu vực hồ Tây, đoạn ven đường Thụy Khuê, Thanh Niên… rất nhiều rác thải được những người dân thiếu ý thức đổ xuống.

Túi nilon, đồ cúng, bàn thờ

Bàn thờ cùng với tàn hương bị vứt xuống hồ

Túi nilon, đồ cúng, bàn thờ

Chân hương và tro hóa vàng nổi đen một góc hồ khiến người dân không có chỗ thả cá

Túi nilon, đồ cúng, bàn thờ

Không chỉ bàn thờ, tro hương hay túi nilon mà đến cả bộ đồ cúng cũng được người ta cho "bay" theo cá

Túi nilon, đồ cúng, bàn thờ

Nhiều loại đồ cúng nổi quanh mặt hồ

Lực lượng dọn vệ sinh tại hồ Tây cho biết, do số công nhân ít, mà lượng rác quá lớn nên không thể làm xuể. Riêng sáng 23 tháng Chạp, nhiều tốp công nhân đi dọn quanh hồ, nhưng cứ dọn xong, quay lại chỗ vừa dọn, lượng rác do người dân ném xuốnglại đầylên như cũ.

Bà Trần Thị Hường (ở phường Xuân La, Tây Hồ) đứng ở các điểm thả cá xuống hồ Tây từ chiều qua để hỗ trợ và nhắc nhở người dân “thả cá một cách có văn hóa”. Bà Hường kể, những năm trước, sau ngày 23 tháng chạp, lòng hồ Tây tràn ngập túi bóng, tro, bát hương, bàn thờ. Bởi vậy năm nay nhóm bà đứng đây để giải thích cho mọi người hiểu đúng về phóng sinh dịp lễ ông Táo cũng như các ngày cuối năm âm lịch.

“Phải thả làm sao cho cá sống và sống khỏe. Ngoài ra chúng tôi cũng vận động người dân chỉ thả cá xuống hồ. Tro dùng bón cây và các loại rác khác thì thu gom để tiêu hủy”, bà nói.

Túi nilon, đồ cúng, bàn thờ

Tất bật vớt rác thải chủ yếu là đồ cúng, vàng mã và bàn thờ, các công nhân vệ sinh cho biết, lượng rác năm nay đã thấp hơn ngày này của nhữngnăm trước

Túi nilon, đồ cúng, bàn thờ

Tuy nhiên, cứ sau khi vớt rác lên thì khoảng 15-20 phút sau lại có người đổ rác xuống hồ

Túi nilon, đồ cúng, bàn thờ Rác nổi ở một góc hồ

Là năm thứ ba đứng ở đây, cụ Bùi Xuân Thanh (ở phường Liễu Giai, Ba Đình)kể đã chứng kiến nhiều cảnh thả cá chép như “ném chúng vào chỗ chết”; có người đứng từ độ cao đến 4 mét đổ ụp xô cá xuống mặt hồ, nhiều người vẫn tự ý ném đồ cúng xuống nước dù được can ngăn.

Nhìn xuống hồ nước vẩn đục ngập ngụa rác, cụ Thanh lắc đầu:"Ngoài cái tâm của mỗi người, chúng ta cần phải giữ gìn vệ sinh, nếu để như thế này thì không cá chép nào sống được, thần linh cũng sẽ không phù hộ những người ý thức kém".