19/01/2025 | 12:04 GMT+7, Hà Nội

Top 5 sự kiện nổi bật nhất ngành thương mại điện tử Việt Nam năm 2018

Cập nhật lúc: 29/12/2018, 19:00

Shopee chính thức vượt Lazada, Sendo nhận khoản đầu tư 51 triệu USD… là những sự kiện nổi bật nhất của ngành thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2018.

Shopee chính thức vượt Lazada 

Gia nhập thị trường Việt Nam chưa đến 2 năm nhưng Shopee rất chịu đầu tư nhằm mục đích thu hẹp khoảng cách với các đối thủ. Ra mắt chính thức vào tháng 8/2016 và sàn thương mại này đã lỗ ngay trong năm đó tới 164 tỷ đồng. Mức lỗ của năm 2017 đã lên đến 600 tỷ đồng.

 kết thúc quý III năm 2018, Shopee lần đầu tiên vượt qua Lazada, dẫn đầu thị trường thương mại điện tử Việt Nam về số lượt truy cập website mỗi tháng.

Kết thúc quý III năm 2018, Shopee lần đầu tiên vượt qua Lazada, dẫn đầu thị trường thương mại điện tử Việt Nam về số lượt truy cập website mỗi tháng.

Thị trường thương mại Việt Nam được đánh giá là giàu tiềm năng nhưng vô cùng khốc liệt trong cạnh tranh nên Shopee đã được SEA - tập đoàn sở hữu nền tảng game lớn nhất Đông Nam Á đầu tư rất mạnh. Trong 6 tháng đầu năm 2018, SEA đã tăng thêm hơn 1.200 tỷ đồng (tương đương 50 triệu USD vốn điều lệ) cho Shopee Việt Nam.

Theo số liệu của Iprice Insights, kết thúc quý III năm 2018, Shopee lần đầu tiên vượt qua Lazada, dẫn đầu thị trường thương mại điện tử Việt Nam về số lượt truy cập website mỗi tháng.

Sendo nhận khoản đầu tư 51 triệu USD

Tháng 8/2018, SBI Holdings - tập đoàn tài chính Nhật Bản và một số công ty khác có trụ sở tại châu Á đầu tư tổng cộng 51 triệu USD vào Sendo.

Trang thương mại điện tử Việt Nam Sendo nhận khoản đầu tư 51 triệu USD từ các công ty nước ngoài.

Trang thương mại điện tử Việt Nam Sendo nhận khoản đầu tư 51 triệu USD từ các công ty nước ngoài.

Là một trong những công ty thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam, Sendo có hơn 10 triệu sản phẩm từ khoảng 300.000 người bán. Với số vốn gọi được, Sendo tập trung mở rộng dịch vụ, đặt mục tiêu doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2020.

Cuộc chiến giao hàng hỏa tốc

Giao hàng trong ngày, vài tiếng, thậm chí vài chục phút đã không còn quá xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam bởi đây chính là cách mà cách các sàn thương mại điện tử đưa ra để cạnh tranh với nhau. Có thể nói, trong năm 2018, ngoài giá cả, việc giao hàng siêu tốc đã trở thành một trong những lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt nhất của các sàn thương mại điện tử.

t

Ngoài giá cả, việc giao hàng siêu tốc đã trở thành một trong những lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt nhất của các sàn thương mại.

Hiện dịch vụ giao hàng hỏa tốc này mới áp dụng chủ yếu tại Hà Nội và TP.HCM. Được biết, để vận hành những dịch vụ như vậy, các công ty đã phải bỏ ra chi phí rất lớn.

Lazada Việt Nam có Tổng giám đốc mới người Trung Quốc

Người đại diện theo pháp luật mới từ ngày 21/6 của Lazada Việt Nam là Tổng giám đốc Zhang YiXing (sinh năm 1982, quốc tịch Trung Quốc).

Trước đó, vị trí này là do ông Alexandre Joel David Sylvain Dardy, sinh năm 1976, người Pháp điều hành trong gần 4 năm.

Được biết, ông Zhang YiXing từng là trợ lý của Daniel Zhang, người sẽ kế nhiệm vị trí chủ tịch Alibaba của Jack Ma vào năm tới.

Amazon hiện diện tại thị trường Việt Nam

a

Amazon đã hiện diện tại thị trường Việt Nam.

Thị trường thương mại từng xôn xao trước thông tin vào tháng 3/2018, Amazon sẽ chính thức gia nhập thị trường Việt Nam. Sau đó, Amazon cho biết, đơn vị này sẽ khởi động một chương trình hợp tác cùng Hiệp hội thương mại điện tử để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Qua chương trình này, các doanh nghiệp Việt Nam có thể nắm rõ cách thức để đưa hàng hóa của mình bán trên Amazon, xuất khẩu sang các thị trường quốc tế.