19/01/2025 | 02:29 GMT+7, Hà Nội

Tổ chức nghiên cứu địa chất Nature Geoscience: Châu Á đang hình thành siêu động đất lên đến 9 độ richter

Cập nhật lúc: 14/07/2016, 11:31

Các nhà địa chất học vừa có một tin cực xấu cho người dân Châu Á. Họ cảnh báo rằng lục địa này có thể sắp phải hứng chịu một trận động đất khủng khiếp giống như Nhật Bản hồi năm 2011.

Tổ chức nghiên cứu địa chất Nature Geoscience cho biết một trận động đất cực lớn, tầm 9 độ Richter, đang hình thành tại khu vực Nam Á, đe dọa mạng sống của 140 triệu người nơi đây.

Khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng bởi động đấtKhu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng bởi động đất

Một phân tích của tổ chức này cho thấy góc phía đông bắc của tiểu lục địa Ấn Độ sắp va chạm với châu Á, có nguy cơ gây ra một trận động đất lên tới 9 độ Richter tại một trong những vùng có mật độ dân số đông nhất thế giới.

Nếu mô hình nghiên cứu mới này là chính xác, một khu vực rộng lớn gồm Bangladesh, Ấn Độ và Myanmar, có thể đang nằm trên đỉnh của một vùng dịch chuyển địa chấn khổng lồ đang hoạt động do hai đĩa kiến tạo địa chất tạo ra, giống với đặc điểm địa chất mà đã từng gây ra thảm họa động đất lên đến 9 độ Richter tại Nhật Bản vào năm 2011.

Thành phố đông dân cư Dhaka của PakistanThành phố đông dân cư Dhaka của Pakistan

Các nhà khoa học cho biết 2 mảng kiến tạo đã hình thành nguy cơ va chạm trong hơn 400 năm qua, nên nếu chúng va chạm sẽ gây ra động đất rất mạnh. Vụ động đất có thể bắt đầu ngay dưới lòng đất Bangladesh, sau đó lan rộng cả lục địa.

Các chuyên gia không xác định là trận động đất sẽ xảy ra trong 5 năm hay 500 năm tới, nhưng có một điều chắc chắn rằng nó sẽ xảy ra mà không được báo trước.

Trong hơn 40 triệu năm qua, tiểu lục địa Ấn Độ đã từ từ đâm vào lục địa châu Á, tiếp tục bồi đắp cho dãy núi Himalaya.

Steckler nói “Chúng tôi đã từng nghi ngờ về mối nguy hiểm này nhưng chúng tôi không có dữ liệu và mô hình. Với dữ liệu và mô hình hiện tại, chúng tôi có thể ước tính được kích thước”.

Các mô hình nhận định rằng nếu tất cả áp lực của vùng đới hút chìm được giải phóng cùng một lúc, trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Chúng ta cũng thấy vùng đới hút chìm nằm bên dưới vùng đồng bằng lớn nhất thế giới, một khu vực lầy lội nơi sông Hằng và sông Brahmaputra gặp đại dương. Các nhà nghiên cứu nói rằng trận động đất có thể biến cả khu vực thành một vùng cát lún.

Châu Á đối mặt nguy cơ siêu động đất lên đến 9 độ richter - 1

Khu vực nơi động đất có thể xảy ra, ảnh: Google Maps

Các con sông lớn với chiều dài 16 km chảy qua khu vực này có thể đột ngột thay đổi dòng chảy, cuốn phăng tất cả mọi thứ trên đường đi của chúng. Các bằng chứng thực tế đã chứng minh rằng việc chuyển đổi dòng chảy như vậy đã xảy ra vào thế kỉ trước.

Tất nhiên chúng ta không cần quá hoảng sợ vì dự đoán được đưa ra chỉ trên dữ liệu đáng tin cậy trong 10 năm, đó không phải là quãng thời gian dài về mặt địa chất. Nhiều nghiên cứu cần được thực hiện nhằm xác minh các mô hình và đưa ra kết luận cho dự đoán.

Trên đây là những kịch bản xấu nhất, trong trường hợp lý tưởng chỉ một phần của đới hút chìm bị giải phóng tại một thời điểm, và chỉ gây ra một trận động đất nhỏ và dễ quản trị.

Tuy vậy, những kết quả của các mô hình đã làm nổi bật tầm quan trọng của quốc gia này trong việc chuẩn bị để ứng phó với thảm họa. Trước năm 1993, Bangladesh chưa từng đặt ra bộ tiêu chuẩn về xây dựng để ứng phó với động đất. Một trong các thành viên nhóm nhiên cứu, Syed Humayun Akhter, nhà địa chất tại Đại học Dhaka, nói rằng nước này chưa có sự chuẩn bị cho những trận động đất lớn như thế này.

Akhter nói thêm “Bangladesh là nước quá đông dân, tất cả các mỏ khí tự nhiên, công nghiệp nặng và các nhà máy điện đều nằm gần với vị trí động đất sắp xảy ra và chúng có thể bị phá hủy hoàn toàn. Tại Dhaka, thảm khốc có thể rất kinh hoàng và thậm chí có thể dẫn đến việc từ bỏ thành phố”.

Các nhà nghiên cứu trong khu vực đang nỗ lực thực hiện thêm các nghiên cứu với sự hợp tác của đội ngũ đến từ trường đại học bang New Mexico nhằm lên kế hoạch triển khai 70 máy đo địa chấn khắp Myanmar trong năm tới.

Hy vọng rằng, với nhiều dữ liệu hơn, chúng ta có thể có được bức tranh toàn cảnh và rõ ràng về những gì đang diễn ra bên dưới khu vực được xem là đông dân cư nhất hành tinh. Để từ đó đưa ra những kế hoạch nhằm mang đến sự an toàn cho con người và tài sản của các quốc gia này.

Năm 2004, một cơn địa chấn dưới đáy Ấn Độ Dương đã gây ra sóng thần, cướp đi mạng sống của 230.000 người. Năm 2011, siêu động đất tại Nhật Bản cũng đã khiến hàng chục nghìn người bỏ mạng, bị thương và mất tích.

Theo: http://www.sciencealert.com/