23/11/2024 | 01:29 GMT+7, Hà Nội

Thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam có nhiều thay đổi

Cập nhật lúc: 15/04/2023, 13:45

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), 3 tháng đầu năm 2023, Việt Nam có gần 38.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, gấp hơn 15 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Thị trường tiếp nhận lao động Việt có nhiều thay đổi.
Thị trường tiếp nhận lao động Việt có nhiều thay đổi.

Chỉ tính trong tháng 3, Việt Nam có gần 9.500 lao động đi làm việc ngoài nước, cao gấp hơn 8,6 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, thị trường Nhật Bản có 5.200 lao động, Đài Loan (Trung Quốc) có 3.400 lao động, Trung Quốc có 278 lao động nam, Hồng Kông (Trung Quốc) 137 lao động nam, Hàn Quốc 48 lao động nam….

Đáng chú ý, Đài Loan (Trung Quốc) vươn lên trở thành thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam lớn nhất với hơn 18.040 lao động, tiếp đến là Nhật Bản với 17.700 lao động, Trung Quốc 517 lao động nam, Singapore: 364 lao động nam, Hàn Quốc: 278 lao động…

Như vậy, trong 3 tháng đầu năm 2023, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài gần 38.000 lao động và gấp hơn 15 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 34,48% kế hoạch năm 2023,

Năm 2023, Cục Quản lý lao động ngoài nước đặt mục tiêu đưa 110.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, tập trung ở thị trường có thu nhập cao, ổn định. Cục sẽ từng bước mở rộng đối với những thị trường mới, thị trường tiềm năng như châu Âu, Australia, Israel…

Để đạt mục tiêu, Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ hoàn thiện, thúc đẩy ký kết cũng như sửa đổi, bổ sung các Thỏa thuận, Bản Ghi nhớ về hợp tác lao động với các nước tiếp nhận. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Bên cạnh đó, tiếp tục giữ vững các thị trường tiếp nhận lao động truyền thống, mở rộng để tăng dần số lượng lao động Việt Nam đi làm việc tại một số quốc gia châu Âu trong các ngành nghề mới với công việc ổn định và thu nhập cao. Gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp dịch vụ để đào tạo, chuẩn bị nguồn và nâng cao chất lượng nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Cùng với đó, phối hợp chặt chẽ với Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan hữu quan của các quốc gia/vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động theo dõi sát sao tìn.

Nguồn: https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/thi-truong-tiep-nhan-lao-dong-viet-nam-co-nhieu-thay-doi-332124.html