19/01/2025 | 09:26 GMT+7, Hà Nội

Thêm điều bất thường trong vụ khu đất ‘vàng’ ở trung tâm quận 1

Cập nhật lúc: 18/05/2018, 22:40

Thêm điều bất thường trong vụ khu đất ‘vàng’ ở trung tâm quận 1; "Đầu tư 1,4 triệu tỷ đồng vào đặc khu kinh tế, 93 triệu dân được hưởng lợi gì?"; Phá dỡ loạt công trình vi phạm tại dự án cống hóa mương Nghĩa Đô; “Bóng ma” tranh chấp chung cư vẫn hiển hiện;... là những tin tức nổi bật về bất động sản 24 giờ qua.

Thêm điều bất thường trong vụ khu đất ‘vàng’ ở trung tâm quận 1

Tại nhiều văn bản liên quan đến khu đất này (2007-2010) do chủ tịch UBND TP.HCM khi đó là ông Lê Hoàng Quân ký đã nêu rõ chủ trương là phải tổ chức đấu thầu dự án đểchọn nhà đầu tư có uy tínvà năng lực. Cùng với đó là phải đấu giá quyền sử dụng đất, không liên doanh liên kết.

Tuy nhiên, sau đó chủ trương này đã không được thực hiện một cách nhất quán để khu đất “vàng” có giá trị thuộc vào hàng cao nhất TP này từ chỗ thuộc quyền quản lý, sử dụng của Nhà nước đã đượctư nhân hóa một cách ngoạn mục.

Qua nhiều bước dích dắc, khu đất do Công ty Quản lý kinh doanh nhà TP quản lý cho thuê theo ủy nhiệm của UBND TP giờ đã nằm trong tay Công ty Cổ phần Đầu tư Lavenue với phần vốn nhà nước chỉ còn 20%. 80% còn lại thuộc sở hữu của hai công ty tư nhân là Công ty Hoa Tháng Năm (30%) và Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh Đô (50% do nhận chuyển nhượng từ bốn công ty của Bộ Công Thương được ưu tiên góp vốn do thuê đất ở đây từ trước).

Một góc khu đất số 8-12 Lê Duẩn (quận 1, TP.HCM) được dựng tạm mái tôn làm bãi giữ xe,p/xung quanh cây cối mọc um tùm. Ảnh: Hoàng Giang.

Một góc khu đất số 8-12 Lê Duẩn (quận 1, TP.HCM) được dựng tạm mái tôn làm bãi giữ xe, xung quanh cây cối mọc um tùm. Ảnh: Hoàng Giang.

Đáng lưu ý là việc chấp thuận cho Công ty Hoa Tháng Năm tham gia góp vốn hình thành Công ty Lavenue để tiến hành đầu tư thực hiện dự án ở khu đất nêu trên.

Cụ thể, ngày 6/8/2010 (tức là chỉ sau bốn tháng thành lập), Công ty TNHH MTV Hoa Tháng Năm có công văn gửi Công ty Quản lý nhà TP đề nghị hợp tác đầu tư thực hiện dự án.

Năm ngày sau, ngày 11-8-2010, Công ty Quản lý nhà TP đã có công văn gửi lãnh đạo UBND TP.HCM đề nghị cho Công ty Hoa Tháng Năm được góp vốn 30% trong phần tỉ lệ góp vốn 50% của công ty này. Bảy ngày sau, UBND TP có văn bản chấp nhận đề xuất trên.

Phá dỡ loạt công trình vi phạm tại dự án cống hóa mương Nghĩa Đô

Ông Trần Việt Hà, Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy cho biết sáng 17/5 tới, các lực lượng chức năng sẽ tiến hành cưỡng chế phá dỡ các công trình vi phạm trật tự đô thị tại dự án cống hóa mương thoát nước Nghĩa Đô kết hợp làm bãi đỗ xe và công trình phụ trợ nằm trên phố Nguyễn Khánh Toàn. Theo ông Hà, việc cưỡng chế sẽ được tiến hành cho đến khi nào hoàn tất.

Nhiều nhà hàng, quán nhậu, gara ôtô, điểm trông giữ xe...mọc trên dự án cống hóa mương thoát nước Nghĩa Đô sẽ bị cưỡng chế phá dỡ (Ảnh: Hà nội mới).

Nhiều nhà hàng, quán nhậu, gara ôtô, điểm trông giữ xe...mọc trên dự án cống hóa mương thoát nước Nghĩa Đô sẽ bị cưỡng chế phá dỡ (Ảnh: Hà nội mới).

Theo các Quyết định cưỡng chế đã được UBND quận Cầu Giấy ban hành, thời gian cưỡng chế từ 8 giờ 00 phút ngày 17/5/2018 đến khi kết thúc (trong thời gian hành chính).

Địa điểm cưỡng chế là phạm vi Dự án Cống hóa mương thoát nước Nghĩa Đô kết hợp làm bãi đỗ xe và công trình phụ trợ ở đường Nguyễn Khánh Toàn, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Có 23 cơ sở cócông trình vi phạm sẽ bị phá dỡ, trong đó có nhiều nhà hàng, quán nhậu hoạt động nhiều năm nay.

“Bóng ma” tranh chấp chung cư vẫn hiển hiện

Nghị định với 7 chương, 81 điều này điều chỉnh rất nhiều lĩnh vực, từ hoạt động đầu tư, xây dựng; khai thác, chế biến khoáng sản; sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; kinh doanh bất động sản đến quản lý sử dụng nhà ở, công sở.

Tuy nhiên, nội dung gây sự chú ý lớn nhất trong nghị định này là những quy định về việc xử phạt các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng chung cư.

Gây chú ý bởi lượng cư dân sống tại chung cư, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội hay TP.HCM ngày càng lớn. Và quan trọng hơn, trước khi Nghị định 139 được ban hành, những vi phạm quản lý, sử dụng chung cư dường như nhờn thuốc.

Chẳng hạn, năm 2017, tại TP.HCM có gần 900 chung cư thì hơn 100 chung cư có tình trạng tranh chấp; số lượng tranh chấp chung cư ở Hà Nội cũng nhiều không kém.

Chính vì vậy, đã có nhiều kỳ vọng Nghị định 139 sẽ là “thượng phương bảo kiếm” giải quyết các tranh chấp chung cư.

Kỳ vọng là có lý, bởi Nghị định quy định rất cụ thể, rõ ràng các mức phạt đối với từng hành vi vi phạm và đều là mức phạt hàng chục, hàng trăm triệu đồng.

Chẳng hạn, phạt từ 250 - 300 triệu đồng nếu chủ đầu tư tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần sở hữu chung, phạt 100 - 150 triệu đồng đối với chủ đầu tư khi không tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu; không bàn giao, bàn giao chậm, bàn giao không đầy đủ hoặc không đúng đối tượng nhận kinh phí bảo trì phần sở hữu chung...

Dự án Saigon Pearl giai đoạn 3: Khách kiện chủ đầu tư ra tòa

Trong đơn, ông Đ cho biết, ngày 25/11/2016, ông ký kết “Thỏa thuận đăng ký giữ chỗ” với Công ty Vietnam Land SSG để đăng ký giữ chỗ mua căn hộ Opal tại tầng 7, Tòa nhà Opal, thuộc Dự án Saigon Pearl - giai đoạn 3B tại số 92 Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh, TP.HCM.

Theo “Thỏa thuận đăng ký giữ chỗ”, căn hộ có diện tích phủ bì 86,04 m2, diện tích thông thủy là 80,55 m2, đơn giá (đã bao gồm giá trị quyền sử dụng đất và VAT) gần 42,16 triệu đồng/m2.

Tuy nhiên, chủ đầu tư tính giá căn hộ theo diện tích phủ bì, nên giá căn hộ tương đương gần 3,63 tỷ đồng, tiền đặt cọc giữ chỗ là 200 triệu đồng, thời gian giữ chỗ từ ngày đặt cọc đến ngày “Hợp đồng đặt cọc được ký kết”.

Dự án Saigon Pearl giai đoạn 3B đang bị nhiều khách hàng phản ứng. Ảnh: Gia Huy.

Dự án Saigon Pearl giai đoạn 3B đang bị nhiều khách hàng phản ứng. Ảnh: Gia Huy.

Khoản tiền giữ chỗ sẽ thuộc về bên bán nhà mà không cần có bất cứ thông báo nào của bên bán nếu khách hàng không thanh toán đợt thứ nhất của tiền đặt cọc và không ký kết “Hợp đồng đặt cọc” hay “Hợp đồng mua bán căn hộ” dù vì bất cứ lý do gì.

Sau khi ký thỏa thuận đăng ký giữ chỗ, ông Đ đã chuyển 200 triệu đồng cho Công ty Land SSG. Sau đó, phía Công ty có chính sách giảm giá 5% cho ông Đ, tương đương mức giảm hơn 181 triệu đồng, còn gần 3,45 tỷ đồng. Theo tiến trình đã thỏa thuận, ngày 5/1/2017, ông Đ đã ký “Hợp đồng đặt cọc mua căn hộ” với Công ty Vietnam Land SSG với giá bán căn hộ là gần 3,45 tỷ đồng.

Theo ”Hợp đồng đặt cọc”, ngay khi căn hộ đủ điều kiện bán, Công ty Land SSG sẽ gửi cho khách hàng Hợp đồng mua bán căn hộ để ký kết, nhưng không trễ hơn thời điểm 15/7/2017, thời hạn bàn giao căn hộ dự kiến là ngày 31/12/2019. Thời gian đóng tiền chia làm 10 đợt, mỗi đợt 10% giá trị căn hộ, đợt cuối cùng là 15/12/2019.

"Đầu tư 1,4 triệu tỷ đồng vào đặc khu kinh tế, 93 triệu dân được hưởng lợi gì?"

Dự thảo Luật Đặc khu kinh tế sẽ được trình để Quốc hội xem xét thông qua vào tháng 6 tới đây. Tuy nhiên, bất chấp việc Luật Đặc khu còn chưa biết hình hài ra sao, 3 đặc khu có được thành trên thực tế hay không thì giá đất ở các đặc khu dự kiến này đã lên gấp 5, gấp 7, thậm chí là 10 lần so với thời điểm trước khi có đề xuất đặc khu này.

Cùng với đó là rất nhiều các tranh cãi xung quanh tính hiệu quả và thời điểm hành hành Luật Đặc khu, xây dựng đặc khu kinh tế ở nước ta.

TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội

TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội.

TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh: "Tôi cũng xin nêu một vấn đề, một câu hỏi mà các nhà soạn thảo Luật chưa trả lời được cho các đại biểu Quốc hội là: Đầu tư 1,1 triệutỷ đến 1.4 triệutỷ đồng vào 3 đặc khu thì bao lâu sẽ hoàn lại vốn? Mang lại bao nhiêu lợi nhuận cho đất nước?

Chúng ta cũng cần lưu ý trong việc thu hút FDI để tránh tình trạng như hiện nay là doanh nghiệp FDI mang lại tăng trưởng lớn, tạo hình ảnh Việt Nam cất cánh, nhưng từng người dân trong 93 triệu dân Việt Nam được hưởng lợi gì từ con số tăng trưởng nhờ xuất khẩu của FDI? Con số này quá khiêm tốn".

Tín hiệu vui khi bất động sản Đà Nẵng... giảm “sốt”

Theo nhận định của các chuyên gia bất động sản, bong bóngbất động sảnthường bắt nguồn từ những nguyên nhân chính như, tốc độ tăng trưởng GDP vượt trội, dẫn đến dư lượng tài chính lớn và bất động sản trở thành kênh đầu tư hấp dẫn của nhiều cá nhân, doanh nghiệp.

Bên cạnh đó là việc xuất hiện các nhóm môi giới, kinh doanhbất động sảnthứ cấp, thường đầu tư theo kiểu “lướt sóng”, tạo nên hiện tượng tăng giá “ảo” trên thị trường.

Tuy nhiên, từ quý IV/2017, các NHTM đã tăng cường chính sách thắt chặt tín dụng đối với bất động sản. Trước việc thắt chặt chính sách tín dụng, đòi hỏi chủ đầu tư phải đảm bảo đủ năng lực về tài chính, mới có thể phát triển được các dự án của mình.

Thực tế, tại thị trường Đà Nẵng, hầu hết các chủ đầu tư lớn như: Đất Xanh miền Trung, Công ty CP đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng (DMT), Vn Đà Thành Group… đều thể hiện được năng lực nội tại, khi các dự án trên thị trường đều được triển khai và hoàn thiện đúng tiến độ.

Bên cạnh đó, với việc thắt chặt tín dụng bất động sản cũng đồng nghĩa với việc những khách hàng đầu tư chủ yếu dựa vào nguồn vốn nhàn rỗi. Chính điều này đã tạo nên một sự phát triển bền vững hơn cho thị trường bất động sản tại Đà Nẵng cũng như tại nhiều địa phương khác trong cả nước.

Cư dân làng cổ Kim Liên: Hơn 20 năm nhọc nhằn “ngồi trên lửa”

Hơn 20 năm trước (26/12/1997), UBNDTP.Hà Nội có Quyết định số 5112/QĐ-UB về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở di dân, giải phóng mặt bằng Kim Liên – La Thành, quận Đống Đa, Hà Nội với chủ đầu tư là UBND quận Đống đa.

Dự án gồm 5 khu nhà 5 tầng, với 188 căn hộ; tổng diện tích sàn xây dựng là 17.517m2. Theo quyết đinh, sau 6 tháng nếu quận Đống Đa không thực hiện hoặc sau 12 tháng kể từ ngày giao nhận đất nếu chưa sử dụng hoặc sử dụng sai mục đích, thì Giám đốc Sở Địa chính có trách nhiệm lập hồ sơ trình UBND Thành phố thu hồi quyết định giao đất.

Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, dự án vẫn “đắp chiếu” để không. Hiện nay, cư dân làng cổ Kim Liên lại tiếp tục lo lắng, hoang mang khi dự án "treo" vẫn ung dung tồn tại.