19/01/2025 | 10:28 GMT+7, Hà Nội

Thẻ căn cước công dân là gì?

Cập nhật lúc: 24/12/2015, 14:37

Thẻ căn cước công dân hay còn gọi là thẻ nhận dạng cá nhân, là một loại tài liệu nhận dạng có thể được sử dụng để xác minh các chi tiết của bản sắc cá nhân của một người.

Thẻ căn cước thường là một thẻ nhỏ, kích thước theo một tiêu chuẩn nhất định, được gọi là một thẻ nhận dạng (IC).

Thẻ căn cước chứa những thông tin cơ bản về gốc tích, quan hệ thân tộc, đặc điểm nhân dạng, đủ để phân biệt từng cá nhân trong xã hội.

Thẻ căn cước là giấy chứng nhận ghi tóm tắt lý lịch của mỗi cá nhân, do chính quyền cấp cho các công dân. Đây là một phần hay một loại của giấy tờ tùy thân, tức là giấy tờ cần mang theo để chứng minh cá nhân.

Ở một số quốc gia, việc sở hữu một thẻ chứng minh theo quy định chính phủ, là bắt buộc trong khi ở những nước khác, khi không có tài liệu nhận dạng được quy định chính thức, nó có thể là tự nguyện, trong một số trường hợp có thể được yêu cầu.

Hầu hết các quốc gia có quy định rằng công dân nước ngoài cần phải có hộ chiếu của quốc gia họ, hoặ trong trường hợp khác là thẻ danh tính của một quốc gia từ đất nước gốc của họ, nếu họ không có giấy phép cư trú ở trong nước sở tại.

Theo Luật Căn cước công dân có hiệu lực từ 1/1/2016, tất cả công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước 12 số.

Nội dung thẻ căn cước bao gồm:

  • Họ, tên
  • Ngày, tháng, năm sinh
  • Nơi thường trú
  • Đặc điểm nhận dạng, vân tay, ảnh

Có một số quốc gia yêu cầu thêm một số chi tiết khác như: Họ tên cha mẹ, dân tộc, giới tính, quê quán,...

Ở Việt Nam, thẻ căn cước được sử dụng trong thời Pháp thuộc (năm 1945 trở về trước) như giấy thông hành hoặc giấy chứng minh trong phạm vi toàn Đông Dương.

Đến năm 1946, theo Sắc lệnh số 175 - b ngày 6/9/1946 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, thẻ công dân được sử dụng thay cho thẻ căn cước. Từ năm 1957, thẻ công dân được thay bằng giấy chứng minh.

Từ khi thống nhất đất nước sau chiến tranh, năm 1976, giấy chứng minh nhân dân được sử dụng thống nhất trong cả nước.

Từ năm 1999, được thay bằng chứng minh nhân dân theo quy định của Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và được cấp cho Công dân Việt Nam khi đủ 14 tuổi trở lên.

Theo Luật Căn cước công dân có hiệu lực từ 1/1/2016 tới đây, tất cả công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước 12 số.

Thẻ này dùng để quản lý công dân theo 4 giai đoạn là từ khi sinh ra đến 14 tuổi, từ 15 tuổi đến 25 tuổi, từ 25 tuổi đến 70 tuổi và từ trên 70 tuổi. Chứng minh thư nhân dân vẫn được dùng song song với Thẻ căn cước công dân.