Thanh toán số, hướng đi đầy triển vọng
Cập nhật lúc: 26/03/2019, 19:58
Cập nhật lúc: 26/03/2019, 19:58
Ngày nay, chiếc ĐTDĐ không chỉ là công cụ nghe gọi mà còn tích hợp nhiều tiện ích phong phú. Các giao dịch tài chính trên điện thoại được phát triển và trở thành phương tiện phổ biến của đa số người tiêu dùng. Bạn có thể chuyển tiền, nhận tiền, rút tiền, thanh toán online, thanh toán hóa đơn các loại, nạp tiền điện thoại… nhanh chóng và dễ dàng qua điện thoại, mà không cần lăn tăn về tiền mặt trong ví.
Mặc dù xu hướng thanh toán online (trực tuyến) ngày càng tăng, nhưng theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, lượng giao dịch không dùng tiền mặt tại Việt Nam ở mức thấp trong khu vực. Có một nguyên nhân được chỉ ra bắt nguồn từ thói quen và tâm lý tiêu dùng của người Việt thích tiêu tiền mặt vì sợ không quen, không kiểm soát được chi phí, không an toàn... Tuy nhiên, còn một thực tế là hệ thống hạ tầng cho thanh toán số tại Việt Nam tồn tại nhiều bất cập.
Dịch vụ ví điện tử nở rộ tại thị trường Việt Nam trong khoảng 3-4 năm vừa qua. Hầu hết các đơn vị trung gian thanh toán trên thị trường đều đang hướng sang lĩnh vực ví điện tử. Hiện nay, lĩnh vực này tại Việt Nam có gần 20 đơn vị trung gian thanh toán được Nhà nước cấp phép có cung cấp dịch vụ ví điện tử cho khách hàng như: MoMo, VTC-Pay, ZaloPay, AirPay, Vimo, Vnmart, Payoo, Moca…
Cùng với tính năng thanh toán qua mã QR cũng được các đơn vị cung cấp triển khai trên các ví điện tử. Có thể nói trong xu thế phát triển nở rộ của ví điện tử, nhận thấy sự tiện lợi cũng như để tối ưu hóa trải nghiệm cho khách hàng. Grab đã triển khai phương thức thanh toán GrabPay by Moca ngay trên ứng dụng, dựa trên nền tảng thanh toán di động của đối tác Moca. Với ví điện tử GrabPay by Moca, khách hàng sẽ không cần phải dùng tiền mặt để chi trả cho các dịch vụ kết nối di chuyển, giao nhận hàng hóa và giao nhận thức ăn trên ứng dụng Grab.
Thanh toán số được dự đoán là xu thế tất yếu của một xã hội công nghệ phát triển. (Ảnh minh họa) |
Ngoài các dịch vụ GrabTaxi, GrabCar, GrabBike quen thuộc, giờ đây khách hàng cần giao nhận hàng hóa đã có ngay GrabExpress, đói bụng đã có GrabFood mang thức ăn đến tận nơi - tất cả đều được thanh toán qua một ví điện tử GrabPay by Moca.
Bên cạnh đó, chức năng chuyển tiền nhanh chóng thông qua GrabPay by Moca cũng đã được triển khai gần đây, giúp người dùng có thể sử dụng tiền trong ví để chuyển cho bạn bè, người thân một cách dễ dàng và hoàn toàn không mất phí.
Trong thời gian tới, dựa trên nền tảng thanh toán dịch vụ điện tử của Moca, người dùng Grab sẽ tiếp tục được tận hưởng thêm nhiều tiện ích đa dạng hơn nữa. Đặc biệt, khi thanh toán qua GrabPay by Moca, người dùng sẽ nhận được nhiều ưu đãi cũng như nhân 3 điểm thưởng GrabRewards. Ví điện tử GrabPay by Moca hiện đã liên kết với 8 trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam và một ngân hàng số. Trong đó, ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được xem là một trong những đối tác chiến lược của phương thức thanh toán này.
Bên cạnh đó, các dịch vụ Online Banking trên di động (Mobile Banking) được các ngân hàng chú trọng đầu tư phát triển đã trở thành một kênh giao dịch có tác động lớn đến sự chuyển dịch từ giao dịch trên các kênh truyền thống sang kênh điện tử. Theo thống kê của Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), đến nay, tại Việt Nam, có 41 ngân hàng thương mại triển khai cung ứng dịch vụ thanh toán qua ĐTDĐ với số lượng, giá trị giao dịch tăng trưởng nhanh. Hầu hết các ngân hàng lớn như: Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank, ABBANK, SCB, IVB, NCB, SHB, Maritime Bank, VIB… đều đã tích hợp giải pháp thanh toán qua mã QR (QR Pay) trên ứng dụng di động Mobile Banking.
Gần đây, ở Việt Nam đã xuất hiện thêm các thiết bị thanh toán bằng điện thoại thông minh đi kèm với đầu đọc thẻ nhỏ gọn, cơ động, giá thành rẻ bên cạnh máy POS truyền thống. Ở góc độ thẻ thanh toán, sự xuất hiện của Samsung Pay lại cho phép người dùng nhập thông tin thẻ vào một số loại ĐTDĐ Samsung Pay để thanh toán mà không cần xuất trình thẻ.
Sự phát triển của thanh toán điện tử nói chung và thanh toán di động nói riêng tính đến thời điểm hiện tại ở Việt Nam là tương đối tích cực. Trên thực tế, các Bộ, ngành đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy thanh toán điện tử phát triển; góp phần tạo ra các phương thức thanh toán tiên tiến, phù hợp với xu thế của thời đại.
Cùng với đó, hành lang pháp lý về thanh toán điện tử ngày càng hoàn thiện; cơ sở hạ tầng, công nghệ thanh toán cũng được đầu tư phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc xây dựng chuẩn công nghệ cho loại hình thanh toán điện tử này còn chưa đồng bộ. Điển hình như với việc thanh toán thông qua mã QR, các ngân hàng, trung gian thanh toán và các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ đang xây dựng cho mình một chuẩn công nghệ riêng, không thể liên thông với nhau… Các giải pháp thanh toán di động phần lớn mới xuất hiện trên thị trường và chưa có giải pháp nào trở thành phổ biến.
Hoạt động thanh toán di động cũng đối diện với những thách thức nhất định liên quan đến khung khổ pháp lý, sự an toàn trong giao dịch, bảo mật thông tin, giao dịch giữa các nước, tội phạm công nghệ cao và chủ quyền số của mỗi quốc gia.
Những vấn đề này cần được giải quyết bằng các giải pháp sáng tạo, thông qua học hỏi kinh nghiệm quốc tế và cần có sự phối hợp giữa Chính phủ và cộng đồng DN. Để đảm bảo vấn đề thanh toán di động thực sự phát triển, Việt Nam cần nhìn nhận rõ vai trò của việc hợp tác, cạnh tranh thị trường và quy định để hiểu rõ hơn về thanh toán di động theo những cách mới.
20:00, 12/03/2019
08:01, 08/03/2019
13:00, 03/03/2019