19/04/2024 | 19:51 GMT+7, Hà Nội

Tâm sinh lý trẻ và cách cha mẹ nên dạy con qua các năm từ 3-6 tuổi

Cập nhật lúc: 04/06/2016, 05:14

Mỗi đứa trẻ trong quá trình trưởng thành đều trải qua những thay đổi tâm sinh lý khác nhau. Những đứa trẻ đặc biệt khó dạy không phải bởi vì chúng hư hỏng mà là vì chúng đang trưởng thành.

Mỗi đứa trẻ trong quá trình trưởng thành đều trải qua những thay đổi tâm sinh lý khác nhau. Những đứa trẻ đặc biệt khó dạy không phải bởi vì chúng hư hỏng mà là vì chúng đang trưởng thành.

Đặc điểm tâm sinh lý của những đứa trẻ từ 3-6 tuổi ra sao? Các bậc cha mẹ nên dạy dỗ chúng thế nào? Hãy lắng nghe những chia sẻ sau đây nhé:

Xem thêm: Phương pháp nuôi dạy con thông minh

1. Tâm sinh lý trẻ và cách cha mẹ nên dạy con trong giai đoạn 3,5 tuổi

phản kháng là đặc trưng lớn nhất của bé ở độ tuổi từ 3 – 3,5 tuổi

phản kháng là đặc trưng lớn nhất của bé ở độ tuổi từ 3 – 3,5 tuổi

3 tuổi là độ tuổi hợp tác, còn 3,5 tuổi thì hoàn toàn ngược lại, phản kháng là đặc trưng lớn nhất của bé ở độ tuổi từ 3 – 3,5 tuổi. Đối với mẹ mà nói, trẻ 3 tuổi rưỡi rất muốn làm mọi việc đều có mẹ. Ba tuổi rưỡi là tuổi hướng nội, hay suy nghĩ, thiếu cảm giác an toàn, đồng thời có ý chí mạnh mẽ. Có lúc chúng ta còn tưởng rằng bé cố chấp như vậy là vì bé quá tự tin.

Kỳ thực hoàn toàn không phải vậy mà lại là ngược lại. Đứa bé ba tuổi rưỡi không hề có cảm giác an toàn, thậm chí khi phát triển sinh lý cũng biểu hiện ra chúng không cảm thấy an toàn, ví dụ hay nói lắp, hay té ngã, có lúc còn căng thẳng đến run rẩy. Cảm giác không an toàn thể hiện ra cả trong suy nghĩ và hành động, thường biểu hiện ra vào giai đoạn này.

Mặc dù đây là một thời kỳ không vui vẻ gì, nhưng bé không phải là kẻ thù của bạn, bé cũng không cố ý đối đầu với bạn mà đó là do tâm lý không ổn định trong cuộc sống thường ngày của bé, chúng ta cần phải bỏ thêm công sức và quan tâm đến bé nhiều hơn. Người hứng chịu những cơn phát tiết cảm xúc của bé nhiều nhất là mẹ. Khi bé không ồn ào thì mẹ nên giành thời gian chơi với bé.

Có lẽ phải là một đứa trẻ rất vui vẻ và ôn hòa mới có thể bình tĩnh mà vượt qua được giai đoạn ba tuổi rưỡi này để sang bốn tuổi. Vì vậy chúng ta không cần lo lắng khi thấy bé có biểu hiện không ổn định vào thời gian này. Bởi vì nếu tính khí bé có tốt đi nữa thì đó cũng chưa phải là giai đoạn ổn định.

2. Tâm sinh lý trẻ và cách cha mẹ nên dạy con trong giai đoạn 4 tuổi

Giai đoạn trẻ 4 tuổi dù là bé trai hay bé gái đa phần đều có thể lực dồi dào, nhanh nhẹn hoạt bát, ngây thơ dễ thương, trong sáng vô tư, việc gì cũng muốn làm thử.

Giai đoạn trẻ 4 tuổi dù là bé trai hay bé gái đa phần đều có thể lực dồi dào, nhanh nhẹn hoạt bát, ngây thơ dễ thương, trong sáng vô tư, việc gì cũng muốn làm thử.

Ở độ tuổi này, dù là bé trai hay bé gái đa phần đều có thể lực dồi dào, nhanh nhẹn hoạt bát, ngây thơ dễ thương, trong sáng vô tư, việc gì cũng muốn làm thử.

So với hình ảnh thích cãi cọ, thích huyên náo lúc 3 tuổi rưỡi, thì bé đã thay đổi không ít, bé còn hơi có chút cường điệu và bướng bỉnh nữa. Đó là bởi vì bé bắt đầu bước vào giai đoạn thể hiện cái tôi cá nhân, thêm phần hưng phấn quá độ.

Đứa trẻ 4 tuổi sẽ không do dự mà vui vẻ tiếp thu ý kiến của bạn, cho dù bạn đưa ra đề nghị gì. Những thứ gây sự chú ý của các bé ở độ tuổi này là đồ chơi, sách truyện, quần áo, kinh nghiệm hoặc thông tin, những việc vui vẻ. Vậy nên dù bạn cho bé thứ gì thì mắt bé cũng lấp lánh niềm vui.

Mặc dù bé thích rất nhiều thứ, nhưng tình cảm của bé cũng rất cực đoan. Bé thích nhiều và không thích cũng nhiều. Không có ai dám khẳng định rốt cuộc thứ gì khiến bé không hài lòng. Nhưng bất luận là điều gì, trong phạm vi hợp lý thì cảm nhận của bé nên được tôn trọng.

Đứa trẻ 4 tuổi có cảm giác rất mạnh mẽ về suy nghĩ của mẹ, nếu có điều gì làm thay đổi suy nghĩ của mẹ thì bé cũng sẽ có thái độ không thích thứ này.

Có thể bé sẽ ghét một số chiếc khăn mà mẹ đeo, có thể sẽ không thích mẹ thay đổi cách ăn mặc bề ngoài, hoặc là vẻ mặt của mẹ nói chuyện với bé có biểu hiện khác thường. Không nghi ngờ gì, người lớn nên luôn theo sát sự thay đổi nhanh chóng của bé.

Rất nhiều em bé 4 tuổi thích những câu nói cửa miệng liên quan đến giới hạn như “Đến cái cây xa nhất, đến cánh cửa xa nhất”. Thậm chí nếu bạn nói với bé rằng con nên làm thế này hoặc không nên làm thế kia, bé sẽ rất tuân thủ những quy tắc này.

Bé còn thấy thích thú ngay cả khi mình đi đại tiện và với cả những chất bài tiết của mình. Bé rất tò mò với việc đại tiện của mình. Khi đi bộ, bé thậm chí còn nhận ra những chỗ nào chó đã từng đại tiện vào.

Bé 4 tuổi thường thích mở miệng nói những câu tục tĩu mà bé thường nghe thấy. Nếu bạn nào làm bé khó chịu, bé sẽ mắng bạn đó là đồ chó.

Thường thì bé sẽ nói những từ ngữ khó nghe này với những người mà bé không thích. Do vậy, người làm mẹ phải rất chú trọng đến ngôn từ, hành vi của mình.

Nhìn từ phương diện khác, nếu đứa bé không dùng những từ tục tĩu thì cũng sẽ dùng một số từ có tính lăng nhục hoặc uy hiếp để phê bình người lớn.

Nếu thực sự gặp tình huống này, bạn không được dạy bảo bé bằng sự tức giận, cần bình tĩnh nói với bé, có đúng vậy không? Hoặc mở to mắt thể hiện rằng bạn đã hiểu rồi, như vậy bé sẽ rất nhanh biết nói lời chân thực và tốt đẹp.

Từ giai đoạn này trở đi, bé sẽ dần dần hiểu được việc tốt và việc xấu. Điều bé thích nhất là trước khi đi ngủ được nghe một vài câu chuyện ngắn. Bé thích nghe kể chuyện bố mẹ hồi nhỏ đã làm những việc tốt hay xấu gì.

3. Tâm sinh lý trẻ và cách cha mẹ nên dạy con trong giai đoạn 5 tuổi

5 tuổi, thời kỳ vàng kim của trẻ

5 tuổi, thời kỳ vàng kim của trẻ

5 tuổi là độ tuổi vui tươi, cởi mở của bé. Đứa trẻ 5 tuổi ấm áp, tươi tắn như ánh mắt trời, bé 5 tuổi luôn là niềm hạnh phúc của mẹ.

Từ khi mang thai, sinh con, chăm sóc con đầu đời mẹ lúc nào cũng phải ôm ấp nâng niu, đến lúc 2 tuổi thì luôn phải kè kè bên cạnh; 3, 4 tuổi thì luôn phải nhắc nhở dạy bảo; đến 5 tuổi cuối cùng mẹ cũng có thể thở phào nhẹ nhõm một chút, tận hưởng một chút thành quả mà mình đã chăm bẵm suốt thời gian qua.

Đứa trẻ ngỗ ngược cuối cùng cũng biết hiểu chuyện, biết nghe lời, bé luôn muốn trở thành một đứa bé ngoan, muốn mẹ được vui lòng, mẹ trở thành trung tâm trong thế giới của bé.

Tâm hồn bé nhỏ của bé tràn ngập tình yêu đối với mọi người, mọi vật, thậm chí đối với Thần. Bé mở to mắt hiếu kỳ học hỏi, hăng hái tiếp thu, cảm nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống mang lại cho bé.

5 tuổi, thời kỳ vàng kim của trẻ

Đứa bé 5 tuổi thực tâm muốn học hỏi điều tốt, mà thường thì bé học hỏi rất thành công, ở độ tuổi này, điều khiến người lớn thích thú nhất là bé rất yêu cuộc sống, luôn lạc quan, vui vẻ, luôn nhìn vào mặt tích cực của cuộc sống.

Vì sao đứa bé 5 tuổi có thể không phiền não? Đó là vì bé đã có một khả năng kỳ diệu có thể phán đoán xem việc gì mình có thể làm được, việc gì không thể làm được.

Có nghĩa là bé đã học được cách khống chế bản thân, bé biết đo lường khả năng của mình, biết phân định rõ việc gì mình làm được và không làm được, lại còn phán đoán rất chuẩn xác nữa, hơn nữa bé sẽ chỉ thử làm những việc mà bé cho rằng có thể làm được.

Qua một số lần thành công, bé đã hình thành nên sự tự tin. Bé không hề dương dương tự đắc, nhưng bé cảm thấy an toàn, yên tâm khi làm việc nào đó.

Do vậy bé không giống như lúc đầu, tốn rất nhiều sức lực đi phản kháng người khác chỉ để chứng minh vai trò làm chủ bản thân của mình.

5 tuổi là độ tuổi ổn định của trẻ

Những cũng có một số trẻ nhỏ đến 6 tuổi vẫn duy trì được sự ổn định này, một số đứa trẻ đến 5 tuổi rưỡi đã có biểu hiện không ổn định rồi. Nếu đứa trẻ vẫn không ổn định thì cũng đừng nản lòng, không nên cảm thấy rằng bé làm gì cũng không vừa ý, có lẽ là do phương pháp dạy của bạn không phù hợp với bé thôi. Hãy kiên trì tự tin, những ngày tươi đẹp rồi cũng sẽ đến.

Xem tiếp: Tâm sinh lý trẻ và cách cha mẹ nên dạy con qua các năm từ 6-10 tuổi

Hãy lưu và chia sẻ thông tin nếu bạn thấy hữu ích nhé!