Tại sao xe Honda SH thường xuyên bị mất trộm?
Cập nhật lúc: 29/06/2018, 12:48
Cập nhật lúc: 29/06/2018, 12:48
Câu trả lời trước hết nằm ở giá trị của chiếc xe. Hiện nay tình trạng trộm cắp tài sản, đặc biệt là xe máy đang diễn ra ngày càng nhiều với các mánh khóe thủ đoạn ngày càng tinh vi.
Các tên đạo chích thường nhắm đến những mẫu xe máy tay ga đắt tiền. Trong số đó, phải kể tới Honda SH – dòng xe tay ga đắt tiền và cao cấp nhất hiện nay.
Một chiếc xe SH của Honda các tên trộm có thể chỉ mất khoảng 5 đến 10 giây đã có thể mở khóa thành công Thực tế, những chiếc xe tay ga trị giá hàng trăm triệu đồng, được trang bị nhiều tính năng, công nghệ hay, nhưng hệ thống chống trộm của xe tay ga cao cấp lại chẳng an toàn hơn xe số là bao.
Theo con số thống kê mới đây của CATP Hà Nội, cứ 10 vụ mất trộm tài sản thì có từ 3-4 vụ có liên quan đến môtô, xe máy. Trong đó, tỷ lệ xe máy tay ga bị mất cắp chiếm trên 60%. Đáng chú ý, tình trạng “bốc hơi” xe máy tay ga dòng cao cấp, có giá trị lớn xảy ra ngày một nhiều.
Hiện nay, dù Honda SH đã được trang bị khóa smartkey giúp an toàn và bảo vệ tài sản cho người dùng hơn. Tuy vậy, thực tế những chiếc Honda SH vẫn có thể bị mất trộm.
Về cấu tạo, hệ thống khóa thông minh gồm thiết bị điều khiển FOB, cụm khóa thông minh, bộ điều khiển khóa (SMT – ECU) được kết nối với bộ vi xử lý trung tâm của xe và khóa mở yên/chìa khóa khẩn cấp trong trường hợp thiết bị điều khiển FOB bị mất, thất lạc hay không sử dụng được.
Bộ khóa hoạt động dựa trên cơ chế đối chiếu mã xác nhận (ID) giữa thiết bị điều khiển FOB – Bộ điều khiển khóa thông minh và bộ vi xử lý trung tâm.
Vì vậy, về cơ bản, sản phẩm có khả năng chống trộm ưu việt vì khó có khả năng can thiệp bằng ngoại lực vào ổ khóa.
Hệ thống chìa khóa thông minh đồng thời có tích hợp chức năng báo động khi có ngoại lực tác động vào xe như rung lắc, hoặc di chuyển.
Trên thực tế,những băng đảng trộm cướp chuyên nghiệp vẫn có thể bẻ khóa hệ thống Smartkey trên xeHondamột cách tương đối dễ dàng.
Anh Phụng Hiểu, một thợ độ xe chuyên nghiệp tại Hà Nội, cho biết, trên thị trường "chợ đen" hiện nay, có một số thiết bị có thể dò sóng Smartkey ở phạm vi gần.
Theo đó, hệ thống FOB trên Smartkey luônphát sóng và ổ khoá luôn nhận theo nguyên tắc 2M. Trong phạm vi đó,ổ khoá cho phép mở điện và sử dụng như bình thường, các thiết bị dò sóng có thể lợi dụng kẽ hở này để sao chép và bẻ khóa Smartkey.
"Hiện tại, có một số thiết bị bẻ khóa Smartkey bằng cách tạo dò sóng ở phạm vi gần, với chỉ khoảng từ 5 - 10s là bẻ khóa thành công", anh Hiếu cho biết.
Tuy nhiên, các thiết bị này hiện có giá rất cao, dao động khoảng vài chục triệu đồng/thiết bị, nên chỉ có một vài băng đảng chuyên nghiệp sở hữu chúng. Đa phần, những băng đảng trộm cướp lợi dụng sự sơ hở của người dùng để trộm.
Theo đó, một trong những điểm yếu "chết người" của hệ thống Smartkey là việc người dùng quêngạt ổ khoá về vị trí OFF.
Theo cơ chế hoạt động của Smartkey,hệ thống khoá SmartKey có đặc điểm là không cần chìa khoá tra vào ổ mà nó nhận diện khoá khi người lái xe đến gần và tự nhận khi chạm tay vào công tắc xoay, đây chính là kẽ hở để cho những băng đảng trộm cướp hành nghề.
23:09, 10/04/2018
07:21, 09/03/2018
06:50, 25/10/2016