19/01/2025 | 12:17 GMT+7, Hà Nội

Tại sao nhiều người chết vì chủ quan với việc điều trị máu nhiễm mỡ?

Cập nhật lúc: 01/02/2019, 01:00

Máu nhiễm mỡ ban đầu thường không có triệu chứng rõ ràng nên nhiều người chủ quan không khám và điều trị sớm, dẫn đến nhiều hậu quả, thậm chí tử vong.

Tại sao nhiều người chủ quan với việc điều trị máu nhiễm mỡ?

Bằng mắt thường, bạn không thể quan sát được các triệu chứng của máu nhiễm mỡ cũng như nhận thấy các triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu của bệnh. Điều này kết hợp với thói quen lười đi khám bệnh của nhiều người, khiến việc phát hiện và điều trị máu nhiễm mỡ không được thực hiện sớm.

Máu nhiễm mỡ hay rối loạn lipid máu là mức độ bất thường của cholesterol và các chất béo khác trong máu. Lipid (chất béo) là thành phần quan trọng của tế bào sống. Tuy nhiên, mức độ cao có thể làm tăng nguy cơ bị đau tim hoặc bệnh về não, bệnh động mạch ngoại biên.

1

Mạch máu bị xơ vữa do chậm trễ điều trị máu nhiễm mỡ

Khi đi khám sức khỏe, để đánh giá tình trạng bệnh mỡ máu, bạn cần nhìn vào 4 chỉ số:

- Cholesterol toàn phần

- Nồng độ lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL hoặc cholesterol “xấu”)

- Nồng độ cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL hoặc cholesterol “tốt”)

- Nồng độ triglyceride cao

Các chỉ số này đều có ngưỡng an toàn, nguy hiểm với cơ thể. Do đó, bạn cần thực hiện nhiều phương pháp để cân bằng lại các chỉ số này, giúp điều trị bệnh mỡ máu hiệu quả.

Biến chứng rối loạn lipid máu

Rối loạn chuyển hóa lipid máu thường là giai đoạn âm thầm, chuẩn bị cho những biến chứng nguy hiểm về sức khỏe của người mắc. Nếu không có các giải pháp điều trị rối loạn lipid máu sớm, người mắc có thể tử vong.

Mức HDL-cholesterol thấp và mức triglyceride cao cũng có thể làm tăng chất béo tích tụ trong các động mạch. Nếu mức HDL-cholesterol cao, chúng giúp bảo vệ tim bằng cách giúp loại bỏ sự tích tụ LDL từ các động mạch về gan và thải loại khỏi cơ thể.

Khi nồng độ cholesterol LDL cao, chất béo lắng đọng, tạo thành các mảng bám trong lòng động mạch - Những mạch máu mang máu từ tim đi khắp cơ thể. Theo thời gian, mảng bám dày lên và thu hẹp các động mạch, gây xơ cứng động mạch. Điều này có thể gây ra bệnh tim, bệnh động mạch ngoại vi (giảm lưu lượng máu ở chân tay, thường là chân) hoặc đột quỵ não.

Giải pháp cải thiện triệu chứng máu nhiễm mỡ

Hiện nay, các phương pháp điều trị và giúp cải thiện các triệu chứng bệnh mỡ trong máu cao vẫn tập trung vào cải thiện lối sống, sử dụng thuốc hoặc các sản phẩm thảo dược thiên nhiên. Việc kết hợp này giúp cải thiện triệu chứng bệnh an toàn, không gây tác dụng phụ cũng như giúp cải thiện bệnh nhanh chóng hơn.

Các mục tiêu điều trị phổ biến nhất là điều chỉnh các chỉ số về ngưỡng an toàn, cụ thể:

- Cholesterol toàn phần: < 200="">

- HDL-cholesterol: Nam giới > 40 mg/dL; Phụ nữ > 50 mg/dL

- LDL-cholesterol: < 100="" mg/dl;="">< 70="" mg/dl="" cho="" những="" người="" mắc="" bệnh="" tiểu="" đường="" hoặc="" bệnh="">

- Chất béo trung tính (triglyceride): < 150="">

Người bị cholesterol cao có thể điều trị bệnh bằng nhiều cách, bao gồm:

- Thay đổi lối sống: Người bị máu nhiễm mỡ cần:

+ Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên như đi bộ, đi xe đạp, chạy hoặc các hình thức tập thể dục khác sẽ giúp bạn giữ mức cholesterol dưới mức được khuyến cáo.

+ Dinh dưỡng và thực phẩm: Một chế độ ăn uống cân bằng là rất quan trọng. Bạn nên tích cực ăn rau xanh, hoa quả, cá, ngũ cốc và hạn chế các thực phẩm chứa nhiều cholesterol như phủ tạng động vật, trứng,...

2

Lối sống lành mạnh là giải pháp ngăn ngừa và điều trị bệnh mỡ máu hiệu quả

+ Giảm cân nếu bạn thừa cân hoặc béo phì: Giảm từ 5% - 10% trọng lượng của bạn có thể tạo ra sự khác biệt lớn.

+ Ngừng hút thuốc: Nếu bạn là người hút thuốc, bỏ thuốc lá là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm để kiểm soát cholesterol và tránh bệnh tim.

- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể giúp bạn kiểm soát cholesterol. Trước khi bạn bắt đầu dùng bất kỳ loại thuốc nào, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế để tìm ra phác đồ điều trị phù hợp, an toàn, hiệu quả, tránh các tác dụng phụ.