19/01/2025 | 15:12 GMT+7, Hà Nội

Sức công phá của bom Hydro mới của Triều Tiên như thế nào?

Cập nhật lúc: 07/01/2016, 16:41

Sức công phá mạnh khủng khiếp của bom H có thể gây nguy hiểm cho nền hòa bình thế giới.

1. Chính phủ Triều Tiên đã dõng dạc tuyên bố vừa thử nghiệm thành công loại vũ khí hạt nhân nguy hiểm bậc nhất: bom Hydro.

Đúng 12h trưa thứ tư, ngày 6/1/2016 theo giờ địa phương, chính phủ Triều Tiên đã dõng dạc tuyên bố vừa thử nghiệm thành công loại vũ khí hạt nhân nguy hiểm bậc nhất: bom Hydro. Và đặc biệt hơn, bom của họ thuộc loại "miniaturized" - có thể thu nhỏ được.

Đúng 12h trưa thứ tư, ngày 6/1/2016 theo giờ địa phương, chính phủ Triều Tiên đã dõng dạc tuyên bố vừa thử nghiệm thành công loại vũ khí hạt nhân nguy hiểm bậc nhất: bom Hydro.

Đúng 12h trưa thứ tư, ngày 6/1/2016 theo giờ địa phương, chính phủ Triều Tiên đã dõng dạc tuyên bố vừa thử nghiệm thành công loại vũ khí hạt nhân nguy hiểm bậc nhất: bom Hydro.

Sau công bố này, hàng loạt các quốc gia trên thế giới đã bật "báo động đỏ", cho rằng đó là hành động "khiêu khích, gây đe dọa tình hình an ninh thế giới".

Vậy thực chất trái bom Hydro khủng khiếp như thế nào? So với 2 quả bom dội xuống Nhật Bản năm 1945 - Little Boy và Fat Man - nó có điểm gì đặc biệt?

2. Bom Hydro là gì? Nó khác gì so với bom nguyên tử?

Bom Hydro - hay còn gọi là bom nhiệt hạch, bom khinh khí, bom H - được phát triển lần đầu tiên tại Mỹ vào đầu thập niên 1950. 

Bom H một loại vũ khí có nguyên lý dựa trên phản ứng tổng hợp hạt nhân - từ các hạt nhân nhẹ là Hydro thành các đồng vị nặng hơn: Deuterium và Tritium.

Quá trình tổng hợp hạt nhân trong bom H

Quá trình tổng hợp hạt nhân trong bom H

Đây cũng chính là điểm khác biệt của bom H so với các loại bom nguyên tử - thứ được sử dụng để hủy diệt hai thành phố của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki năm 1945. 

Những trái bom này sử dụng nguyên lý "phân hạch hạt nhân", bằng cách lợi dụng quá trình phân hủy các hạt nhân nặng, không bền như Uranium hay Plutonium để giải phóng năng lượng.

Trong khi đó, phản ứng "tổng hợp hạt nhân" trong bom nhiệt hạch lại phức tạp hơn nhiều. Do các nguyên tử đều có điện tích dương - tức là chúng sẽ đẩy nhau, do đó sẽ cần đến một nguồn năng lượng cực kỳ lớn, hoặc một nhiệt độ cực cao để phản ứng này xảy ra.

Để kích nổ một trái bom H, cần một quả bom nguyên tử để làm kíp nổ.

Để kích nổ một trái bom H, cần một quả bom nguyên tử để làm kíp nổ.

Và các nhà khoa học quân sự đã làm như thế nào? Sử dụng chính một quả bom nguyên tử để tạo nhiệt lượng phù hợp, hay nói cách khác để kích nổ một trái bom H, cần một quả bom nguyên tử để làm kíp nổ.

3. Sức công phá khủng khiếp của bom H

Về cơ bản, trái bom nguyên tử làm kíp nổ sẽ tạo phản ứng phân hạch, giải phóng nhiệt lượng khổng lồ - lên đến hàng triệu độ C - để kích hoạt quá trình tổng hợp hạt nhân trong trái bom H. Quá trình này thậm chí giải phóng nhiệt lượng còn kinh khủng hơn, có thể đạt đến.... nhiệt độ bề mặt Mặt trời (hàng chục triệu độ C).

Chính vì nguyên lý này, bom H có sức công phá gấp hàng ngàn lần những trái bom nguyên tử bình thường. Theo các chuyên gia quân sự, một quả bom nguyên tử chỉ có sức công phá tính bằng kilotons (1 kiloton bằng 1.000 tấn thuốc nổ TNT). 

Trong khi đó, sức nổ (đương lượng nổ) của một trái bom H thông thường sẽ được tính bằng megatons - tương đương với hàng triệu tấn thuốc nổ TNT.

Hình ảnh mô phỏng bom nguyên tử nổ

Vụ thử bom Sa Hoàng, quả bom nguyên tử lớn nhất thế giới 54 năm trước do Liên Xô thực hiện.

Trong lịch sử, quả bom khinh khí đầu tiên "Ivy Mike" do Mỹ thử nghiệm vào năm 1952 có sức công phá mạnh 10,4 megatons, tạo ra một nhiệt lượng tác động trong bán kính 56km. Trong khi đó trái Fat Man - thứ đã giết chết 40.000 người tại Nagasaki mới chỉ có sức nổ khoảng... 21 kilotons.

Đó là chưa kể đến tác hại lâu dài khi kích nổ chúng. Dù được cho là bom "sạch" do lượng phóng xạ thải ra ít hơn, nhưng các bụi phóng xạ vẫn có thể đầu độc sinh vật sống, gây ô nhiễm không khí, đất và nguồn nước trong hàng trăm năm.

Để thấy rõ hơn sức hủy diệt khủng khiếp của bom H, mời các bạn xem qua video dưới đây.

4. Trái bom của Triều Tiên có gì khác?

Tuy nhiên, trong công bố của Triều Tiên có một điểm đáng chú ý, đó là họ thử nghiệm thành công: "miniaturized H-bomb" (tạm dịch: bom H thu nhỏ). Và nếu đó là sự thật thì sự việc còn nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tại sao vậy? Kỹ thuật "thu nhỏ" - Miniaturization - đã được áp dụng cho các vũ khí hạt nhân trong hàng thập kỷ, để đưa các đầu đạn hạt nhân vào tên lửa tầm xa. 

Và nếu đầu đạn hạt nhân được thay bằng bom H, điều này có nghĩa là ngay cả các quốc gia có tiềm lực quân sự khủng khiếp cũng đang bị đe dọa.

Theo CNN, Quartz