19/01/2025 | 02:41 GMT+7, Hà Nội

Sử dụng sữa đậu nành đúng cách như thế nào?

Cập nhật lúc: 06/08/2015, 14:00

Sữa đậu nành là loại thức uống bổ dưỡng và thơm ngon, tuy nhiên cần phải uống sữa đậu nành đúng cách để phát huy hết công dụng của sữa, đồng thời tránh những tác hại không đáng có.

Trong sữa đậu nành có vitamin A, B1, B2, D, PP, K, F và các men có ích cho tiêu hóa. Ngoài ra, đồ uống này còn chứa chất isoflavon bù lại tình trạng thiếu estrogene của phụ nữ có tuổi, chống loãng xương, phòng trị ung thư vú. Nó cũng cải thiện chứng thừa cholesterol ở đàn ông. 

1. Đun sôi kỹ sữa đậu nành trước khi uống

Khi nấu sữa đậu nành cần phải đun sôi kỹ trong 8 - 12 phút để làm tan hết chất xúc tác rồi mới dùng để uống. Sữa đậu nành chưa được nấu chín có chứa các chất độc hại, khi uống sẽ dẫn đến quá trình chuyển hóa chất đạm và gây ra các triệu chứng bất lợi cho cơ thể. T

rong sữa đậu nành chưa nấu chín có chứa chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên khi uống vào sẽ gây ra buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài… thậm chí ngộ độc.  

Lưu ý: Chất saponin làm cho đậu nành có hiện tượng “sôi giả” (khi đun chưa sôi nhưng đậu nành đã sủi bọt), khiến cho nhiều người tưởng lầm là đậu nành đã sôi và chín. Khi đun sôi sữa cũng phải mở nắp. Sỡ dĩ làm như vậy là để các chất độc hại bốc hơi cùng với hơi nước ra ngoài. 

2. Không đựng sữa đậu nành trong phích 

Không nên trữ sữa đậu nành ấm trong phích sẽ rất dễ bị ôi thiu

Không nên trữ sữa đậu nành ấm trong phích sẽ rất dễ bị ôi thiu.

Để giữ ấm sữa, một số người lưu trữ sữa trong phích nước để giữ nhiệt tốt hơn. Nhưng họ vô tình không biết rằng nhiệt độ bên trong phích nước không phù hợp với điều kiện nhiệt độ thích hợp của sữa đậu nành. Vi khuẩn sinh sôi có thể làm cho sữa bị ôi sau khoảng 3-4 giờ.

3. Sữa đậu nành không nên dùng chung với trứng 

Uống sữa đậu nành khi ăn trứng ốp la hoặc trứng luộc là thói quen ăn sáng của khá nhiều người. Sữa đậu nành giàu protein thực vật, chất béo, carbohydrate, vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng khác, uống một mình thì có hiệu ứng bổ dưỡng cao, nhưng nếu uống cùng lúc với ăn trứng thì lại không tốt. 

Trong sữa đậu nành có một chất đặc biệt gọi là trypsin, khi kết hợp với protein trong lòng trắng trứng sẽ dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.

Ngoài ra không cho trứng gà vào đun sôi với sữa đậu nành để uống. Chất trypsine của sữa đậu nành kết hợp với protein có tính miễn dịch của trứng gà sẽ sinh ra một chất ảnh hưởng đến sự hấp thụ của cơ thể.

Không nên dùng trứng chung với sữa đậu nành.

Không nên dùng trứng chung với sữa đậu nành.

4. Không ăn trái cây có axit sau khi uống sữa đậu nành

Trước hoặc sau khi uống sữa đậu nành 1 giờ, không nên ăn cam, quýt, vì chất acid và vitamin trong cam, quýt tác dụng lên các protein trong sữa đậu nành và kết thành khối ở ruột non, làm ảnh hưởng đến tiêu hóa, có thể gây ra đầy bụng, đau bụng hoặc tiêu chảy.

5. Không nên uống quá nhiều sữa đậu nành

Uống sữa đậu nành quá nhiều dễ gây ra khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không đựợc hấp thu hết, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa. Đối với người lớn, không nên uống quá 500ml/ngày.

6. Không uống sữa đậu nành khi đói 

Nếu uống sữa đậu nành khi đói mà không ăn kèm với bất kỳ thực phẩm nào thì protein trong đậu nành sẽ phân hủy, không phát huy được vai trò bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. 

7. Không dùng đường đỏ (đường nâu) để pha sữa đậu nành

Không nên dùng đường đỏ để pha sữa đậu nành.

Không nên dùng đường đỏ để pha sữa đậu nành.

Khi pha sữa đậu nành với đường đỏ (nâu) thì axit hữu cơ trong đường nâu liên kết với protein trong sữa đậu nành có thể phá hủy các chất dinh dưỡng.

8. Những ai không nên uống sữa đậu nành? 

Không phải ai cũng có thể hấp thu tốt sữa đậu nành. Theo y học cổ truyền đậu nành có tính hàn, vì vậy những người thể chất kém, tinh thần mệt mỏi hay có triệu chứng của bệnh Gút nên tránh uống sữa đậu nành vì uống sẽ dẫn đến đầy bụng, chướng hơi, ợ hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài.

Ngoài ra, những người có triệu chứng thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều… cũng không nên uống vì dễ làm cho các triệu chứng trên nặng thêm. 

9. Không uống kháng sinh khi uống sữa đậu nành

 Một số loại thuốc đặc biệt như thuốc kháng sinh chứa chất tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành. Do đó, tránh uống kháng sinh cùng lúc với sữa đậu nành. Nên uống cách nhau khoảng 1 giờ để đảm bảo không có phản ứng hóa học xảy ra.