Sốt đất ven biển Đà Nẵng, rủi ro rình rập
Cập nhật lúc: 28/04/2018, 15:05
Cập nhật lúc: 28/04/2018, 15:05
Thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào phiên giao dịch cuối tuần trước kỳ nghỉ lễ dài với tâm trạng thận trọng và đầy lo lắng. Thị trường tiếp tục chịu áp lực bán mạnh ngay từ đầu phiên, nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn không hồi phục mà lùi sâu xuống dưới mốc tham chiếu.
Tuy nhiên một diễn biến bất ngờ đã xảy ra, lực cầu bắt đáy tăng vọt đã giúp nhiều cổ phiếu trụ cột hồi phục mạnh trở lại. Thậm chí có một số cổ phiếu bluechips còn được kéo lên mức giá trần và phần nào xóa tan đi tâm lý u ám mà các phiên trước đó gây ra.
Tưởng chừng đà hồi phục của thị trường sẽ được duy trì tốt nhưng thay vào đó sự lo ngại lại dấy lên khi GAS giảm kịch sàn xuống 111.500 đồng/CP và trắng bên bán. Sáng ngày 27/4, Tổng công ty Khí Việt Nam-CTCP (PV Gas - HOSE: GAS) đã tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông năm 2018. Lợi nhuận sau thuế năm 2018 của GAS dự kiến chỉ đạt 6.429 tỷ, giảm 35,3% so với thực hiện 2017. Về vấn đề thoái vốn của PVN, ban lãnh đạo cho biết hiện tổng công ty đã có phương án thoái vốn của PVN và sắp tới sẽ báo cáo tới Chính phủ cũng như đang tìm kiếm các nhà đầu tư. Theo kế hoạch thì việc thoái vốn này chưa thể thực hiện được trong năm 2018.
Việc GAS giảm sàn lại một lần nữa thử thách tâm lý nhà đầu tư. Lực bán trên thị trường tiếp tục gia tăng và khiến đà tăng của một vài cổ phiếu trụ cột bị thu hẹp lại đáng kể. Bên cạnh GAS thì một số cổ phiếu dầu khí như PVS, PVD… cũng giảm rất mạnh.
Các chuyên gia về vật liệu xây dựng đánh giá, sâu chuỗi lại cho thấy quá trình đô thị hóa và các hệ lụy của nó luôn có mối quan hệ vô cùng mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Chẳng hạn, việc sử dụng gạch nung truyền thống trong xây dựng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên đất sét, ô nhiễm môi trường không khí và cây xanh. Thậm chí, nhiều nơi lò gạch nằm gần khu dân cư, gần hoa màu, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, gây chết và chậm phát triển của cây xanh, thảm thực vật trên mặt đất.
Do đó, để khắc phục tình trạng này theo các chuyên gia cần phải có sự thay đổi mang tính cách mạng trong ngành xây dựng. Tại một số quốc gia phát triển như Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… đã sản xuất các sản phẩm xanh, thân thiện môi trường, như bê tông chống ngập, gạch lát xuyên nước dùng làm đường giao thông, bãi đỗ xe, vỉa hè, sân công cộng và các công trình ngoài trời khác.
Việc sử dụng vật liệu xây dựng xanh giúp giảm đáng kể lượng điện tiêu thụ, giảm phát thải khí CO2. Bên cạnh đó, sử dụng vật liệu xanh còn giúp tạo một không gian sống tốt hơn cho mỗi hộ gia đình.
Trong buổi giao lưu trực tuyến tổ chức gần đây, ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc Phân tích (Công ty Chứng khoán Yuanta) cho rằng: Hiện nay, tiền ảo đã là một loại tài sản và trong tương lai nó chắc chắn trở thành một loại hình tài sản dự trữ của người dân. Đặc biệt, Việt Nam được xem là một những quốc gia châu Á đi tiên phong trong công nghệ 4.0 và thương mại điện tử.
Trên sàn chứng khoán cũng đã xuất hiện những doanh nghiệp mượn danh công nghệ blockchain tạo “game” cho cổ phiếu của họ. Cổ phiếu này có những giao dịch bất thường như tăng trần nhiều phiên liên tục rồi lao dốc không phanh.
"Cũng giống như câu chuyện xảy ra khủng hoảng Dot-com năm 2000, nhà đầu tư cũng lao vào những cổ phiếu có dính đến cái tên Dot-com và rồi nhận hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Do đó, tôi cho rằng các nhà đầu tư cần phải hoàn toàn tỉnh táo trước các cơn sốt ảo về Blockchain hay Bitcoin, hãy đánh giá hiệu quả thật sự của các dự án này thông qua báo cáo tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Đặc biệt, chứng khoán và bất động sản là hai thị trường dễ bị ảnh hưởng bởi tiền ảo vì đây là kênh đầu tư giống như vàng hay ngoại tệ cho nên khi thị trường tiền ảo tạo ra một cơn sốt thì lượng tiền đầu tư từ thị trường bất động sản và chứng khoán sẽ bị dịch chuyển qua thị trường tiền ảo" - ông Minh nhận định.
hu vực phía Tây Nam Cẩm Lệ, như các Hòa Châu, Hòa Tiến (huyện Hòa Vang) đang có hiện tượng một số cò đất “gom hàng” để đẩy giá sau khi có thông tin một số đơn vị phát triển bất động sản lớn đang nghiên cứu đầu tư tại đây.
Một số người nhận định, giá bất động sản ven biển tại Đà Nẵng sẽ còn tăng. Ông Nguyễn Hữu Đức, Tổng giám đốc Công ty cổ phần AGD Holding cho rằng, giá đất ven biển Võ Nguyên Giáp thời gian này tăng cao chưa từng thấy, song so với các vị trí tương tự ở như Nha Trang hay một số khu vực có biển khác thì mức giá này vẫn chưa cao lắm, nên còn cơ hội tăng giá.
Mặc dù đánh giá cao tiềm năng của bất động sản ven biển Đà Nẵng, song ông Nguyễn Hữu Đức cũng cảnh báo, đang có dấu hiệu các nhóm đầu cơ Hà Nội tầm trung “rút chân” khỏi thị trường Đà Nẵng và đổ vào đất nền dự án khu vực Quảng Nam, khu vực giáp ranh Đà Nẵng. Do vậy, thị trường Đà Nẵng (bao gồm khu vực ven biển Võ Nguyên Giáp và Tây Bắc Liên Chiểu) có thể chững lại một thời gian ngắn.
Tương tự, ông Lê Dũng cho rằng, giá đất ven biển Đà Nẵng hiện đã ở mức rất cao, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, nên rất khó để nhà đầu tư thu hồi vốn nếu đầu tư vào thời điểm này.
“Cuộc chơi bất động sản ăn nhau ở thời điểm. Đối với các khu vực, chúng ta nên so sánh tỷ lệ nắm giữ bất động sản của nhà đầu tư từ nơi khác đến và của nhà đầu tư Đà Nẵng. Nếu tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư Đà Nẵng quá lớn và tăng mạnh thì rủi ro rất cao, bởi khi đó, nhóm đầu cơ từ nơi khác đã tính toán thời điểm hợp lý để rút khỏi thị trường rồi. Thành ra, những người vào sau có nguy cơ “chết chùm” rất cao nếu thị trường thiếu thanh khoản”, ông Dũng cảnh báo.
Những vướng mắc tại Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội trong thời gian vừa qua khiến không ít người đặt ra câu hỏi phải chờ thêm một năm hay bao lâu nữa người dân Thủ đô mới có thể di chuyển trên tuyến đường sắt trên cao đầu tiên của Việt Nam? Trong khi tuyến đầu tiên chưa đưa vào hoạt động thì Hà Nội mới đây đã có Tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến chỉ đạo về chủ trương, cơ chế đầu tư 3 dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị thành phố ưu tiên đầu tư giai đoạn đến năm 2025.
Điều này một lần nữa dấy lên những quan ngại lớn về công tác triển khai dự án đường sắt đô thị, thậm chí có ý kiến cho rằng Hà Nội đang trở thành một đại công trường xây dựng?
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giao thông cũng nhận định, các thành phố còn lúng túng khi triển khai tuyến đường sắt đô thị bởi không đưa ra được bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn cụ thể. Khi chưa thống nhất ban hành một quy chuẩn chung trong xây dựng đường sắt đô thị ngay từ đầu sẽ khiến quá trình triển khai xây dựng không đồng bộ dự án kém hiệu quả và lãng phí.
Với số lượng công trình đường sắt đồ sộ và hàng loạt các dự án giao thông hạ tầng tính cả nội thành và bên ngoài vùng lõi, Hà Nội đang thực sự như một công trường. Tuy nhiên, các công trường này rõ ràng được cấp phép xây dựng hoặc đang được xây dựng hiện nay đều nằm trong tầm nhìn quy hoạch Hà Nội đến năm 2030. Như vậy, nếu không có vấn đề phát sinh thì hơn 10 năm nữa, bài toán quá tải về không gian, mặt nước và giao thông tại Hà Nội sẽ có lời giải.
10:32, 26/04/2018
01:29, 25/04/2018
01:28, 24/04/2018
11:01, 23/04/2018