Sốc nhiệt: biểu hiện, cách sơ cứu và phương pháp phòng tránh
Cập nhật lúc: 03/07/2015, 12:30
Cập nhật lúc: 03/07/2015, 12:30
Triệu chứng đặc trưng của sốc nhiệt là nhiệt độ trung tâm của cơ thể lớn hơn 40,55 độ C (1050F). Nhưng ngất xỉu có thể là dấu hiệu đầu tiên.
Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
+ Đau nhói đầu
+ Chóng mặt và choáng váng
+ Không ra mồ hôi mặc dù thời tiết nóng
+ Da đỏ, nóng và khô
+ Yếu cơ hoặc chuột rút
+ Buồn nôn và nôn
+ Nhịp tim (mạch) nhanh, tim (mạch) có thể đập mạnh hoặc yếu
+ Thở nhanh và thở nông
+ Thay đổi hành vi như lú lẫn, mất phương hướng, hoặc trạng thái sửng sốt
+ Co giật
+ Hôn mê
Việc đầu tiên bạn cần làm khi có người bị sốc nhiệt là gọi số điện thoại cấp cứu 115 ngay lập tức hoặc đưa bệnh nhân tới bệnh viện. Bất cứ sự trì hoãn việc tìm kiếm hỗ trợ y tế nào đều có thể khiến bệnh nhân tử vong. Trong khi đợi y tế đến, cần phải tiến hành sơ cứu.
+ Đưa bệnh nhân tới môi trường có điều hòa nhiệt độ, hoặc ít nhất là một khu vực râm mát.
+ Cởi bỏ bất cứ quần áo nào không cần thiết.
+ Tiến hành đo nhiệt độ trung tâm cơ thể của bệnh nhân và làm mát để hạ nhiệt độ trung tâm cơ thể xuống 38,33 – 38,880C (101 - 1020F).
Bạn có thể thực hiện các phương pháp làm mát sau:
+ Quạt và làm ướt da bệnh nhân bằng khăn ướt hoặc vòi nước
+ Áp túi nước đá vào nách, bẹn, cổ và lưng bệnh nhân. Do các khu vực này có nhiều mạch máu gần với da cho nên việc làm lạnh chúng có thể làm giảm được nhiệt độ cơ thể.
+ Nhúng bệnh nhân vào vòi hoa sen hoặc bồn tắm có nước mát, hoặc bồn tắm nước đá.
Nếu hỗ trợ y tế tới muộn, bạn có thể gọi điện tới các phòng cấp cứu trong bệnh viện để được hướng dẫn thêm.
+ Mặc quần áo rộng, nhẹ và sáng mầu, che chắn chống nắng với áo, quần, tất, kính mắt, khẩu trang khi ra đường.
+ Uống nhiều nước để tránh mất nước (2,5 - 3l/ngày). Vì các tình trạng rối loạn liên quan tới nhiệt cũng có thể là hậu quả của mất muối, do vậy khuyến khích sử dụng/bổ sung đồ uống giầu chất điện giải.
+ Thu xếp lại hoặc hủy bỏ các hoạt động ngoài trời. Nếu có thể, thay đổi thời gian ngoài trời của bạn sang một khoảng thời gian mát mẻ hơn trong ngày, hoặc vào buổi sáng sớm hoặc sau khi mặt trời lặn.
+ Theo dõi mầu sắc nước tiểu của bạn. Nước tiểu sẫm mầu hơn là một dấu hiệu mất nước. Hãy đảm bảo uống đủ nước để duy trì nước tiểu có mầu rất sáng (nước tiểu trong)
+ Đánh giá trọng lượng của bạn trước và sau mỗi hoạt động thể lực. Theo dõi trọng lượng nước bị mất có thể giúp bạn xác định được cần uống bổ sung bao nhiêu nước để bù lại.
+ Tránh chất lỏng có cafein hoặc cồn bởi vì cả hai chất này có thể khiến bạn mất nhiều dịch hơn và làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn liên quan tới nhiệt.
+ Nếu bạn sinh sống trong môi trường không có điều hòa thì hãy cố gắng dành tối thiểu 2 giờ mỗi ngày (trong khoảng thời gian nóng nhất trong ngày) để tới môi trường có máy điều hòa (siêu thị, bưu điện, ngân hàng, thậm chí nhà hàng xóm...). Tại nhà, đóng cửa rèm, che chắn cửa, hoặc hạ mành... trong thời gian nóng nhất trong ngày, và mở cửa sổ vào ban đêm ở hai cạnh của ngôi nhà để tạo sự thông gió.
11:00, 13/06/2016
17:10, 12/06/2016
10:56, 01/07/2015