Sản phẩm chế biến từ trái cây Trivie: “Để người Việt không còn phải giải cứu nông sản...”
Cập nhật lúc: 28/11/2017, 12:49
Cập nhật lúc: 28/11/2017, 12:49
Sau chế biến, các sản phẩm Trivie ở dưới 3 dạng: Bột trái cây, trái cây sấy, nước cốt trái cây nhưng vẫn giữ nguyên được hương vị của trái cây tươi.
Chia sẻ về ý tưởng tạo nên các sản phẩm Trivie, ông Nguyễn Hữu Trí - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất thương mại Nông sản Thực phẩm Trí Việt cho hay: "Sản lượng trái cây tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long và Tây Nguyên qua các năm đều tăng, nhưng đầu ra sản phẩm vô cùng khó khăn. Nghịch lý ở chỗ nhu cầu của thị trường về trái cây tươi và trái cây chế biến vẫn rất cao."
Bên cạnh đó, theo ông Trí, hàng năm cứ đến mỗi mùa dưa, mùa thanh long,... người tiêu dùng Việt lại bắt tay nhau để cùng "giải cứu dưa, giải cứu thanh long", điều này không chỉ làm giảm đi chất lượng sản phẩm khi đến tay người dùng mà còn gây thiệt hại nặng nề cho người trồng khi "được mùa nhưng mất giá".
Không chỉ vậy, do Việt Nam là đất nước nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, có nhiều loại hoa quả với hương vị đặc biệt mà nhiều nơi trên thế giới không có được, các nhà nhập khẩu nước ngoài vẫn luôn sẵn sàng nhập các sản phẩm rau, củ, quả Việt Nam nếu đáp ứng các tiêu chí về an toàn thực phẩm.
Bởi thế, ông Trí đã cho ra đời sản phẩm Trivie - chế biến trái cây tươi thành các dạng bột, nước, sấy để có thể đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường thế giới mà vẫn giữ nguyên hương vị đặc trưng của từng loại.
Hiện, nguồn nguyên liệu làm nên các sản phẩm Trivie được chọn lựa từ các trang trại, HTX trồng chanh, chanh dây, xoài, sầu riêng, bơ… lớn trên các vùng chuyên canh của cả nước như trang trại chanh tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An, HTX xoài Cao Lãnh, xoài Cát Chu Đồng Tháp,...
3 sản phẩm chính của Trivie hiện có:
Có mặt tại buổi lễ, TS Lê Xuân Hảo - Viện Cơ điện Nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, Bộ NN&PTNT đánh giá: “Nông sản an toàn thì không thiếu thị trường, có điều doanh nghiệp có biết cách làm hay không thôi. Cách làm của Trí Việt là bước khởi đầu rất thành công nhằm nâng giá trị cho nông sản Việt.
Rõ ràng, đây cũng là xu hướng tất yếu đặt ra cho cả ngành nông nghiệp của Việt Nam, đó là: Chuyển hướng cơ cấu theo hướng nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại, có tỷ suất hàng hóa cao gắn với nhu cầu thị trường khu vực và thế giới. Làm được như vậy thì nông nghiệp Việt Nam không có lý gì không thể cạnh tranh trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay”.
06:00, 05/09/2020
08:00, 11/08/2017
08:01, 05/05/2017
04:09, 28/01/2017