Sân chơi trong thành phố đang bị lãng quên
Cập nhật lúc: 26/06/2019, 12:00
Cập nhật lúc: 26/06/2019, 12:00
Sân chơi quá đơn điệu
Tôi đã đi dạo ở Amsterdam – Đó là một trong những thành phố yêu thích và tôi luôn khám phá những điều mới mẻ giữa các khu đô thị nhỏ ở trung tâm thành phố.
Tôi đi qua khu phức hợp Pantaghon, được thiết kế bởi một KTS người Hà Lan vào năm 1980. Đây là một khu nhà có sân chơi thể thao nhỏ phía bên trong. Nó có hai lối vào dành cho người đi bộ nhưng bị bịt lại bởi những chiếc xe hơi đậu kín. Sân chơi này là ví dụ tốt nhất về một thiết kế không gian công cộng đơn chức năng. Chi phí của kiểu thiết kế này khá rẻ vì vậy hầu như chung cư nào cũng có.
Thú thực, khi bước vào tôi đã giật mình. Không phải bởi lối vào tối tăm ẩm thấp mà bởi vì những chiếc xe đạp nằm đơn độc giữa sân chơi. Đi qua lối vào, nhiều trò chơi bắt đầu lộ ra, mạng leo núi, bập bênh, ngựa gỗ,… Tuy nhiên đó là một sân chơi buồn vì xe đạp đã dính đầy bụi, các trò chơi gỉ sét, không có bóng dáng trẻ em, mặc dù đó là một buổi chiều thứ bảy đẹp trời.
Khi tôi rời sân chơi, có một bà mẹ cùng hai đứa trẻ bước vào. Tôi nghĩ rằng cậu bé sẽ chạy đến những trò chơi ngay lập tức. Tuy nhiên, tôi đã nhầm, cậu bé dường như không hề liếc nhìn nó.
Trẻ em cần không gian công cộng để khám phá bởi thực tế là chúng có trí tưởng tượng có thể phát triển vượt qua các thiết kế đơn điệu của các sân chung cư. Nếu như cha mẹ biết điều đó sẽ để con mình xuống sân chơi nhiều hơn. Đối với những nhà thiết kế, thay vì tạo ra một sân chơi đơn giản, hãy tạo ra những không gian giải trí thú vị hơn.
Quy hoạch sân chơi ở New York
Không chỉ Amtersdam mà rất nhiều khu đô thị hiện đại và đẳng cấp đang lãng quên dần sân chơi cho trẻ. Đó là kết quả của những sân chơi trực tuyến bùng nổ và quy hoạch thành phố hiện đại với những tòa cao ốc dày đặc không còn đủ không gian tạo ra chỗ vui chơi.
Nhìn lại một chút trong quá khứ, ở thành phố New York, các nhà chức trách đã phải thay đổi rất nhiều để tạo ra một khu đô thị đáng sống nhất hành tinh như bây giờ.
Chính quyền thời đương nhiệm của Thị trưởng John V. Lindsay (1966-1973), ông mạnh mẽ phản đối việc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa khi nhiều sân chơi dành cho trẻ em phải nhường chỗ cho các tòa nhà cao chọc trời. Từ đây, một đô thị lớn như New York mới bắt đầu các dự án cải thiện sân chơi cho trẻ. Các nhà thiết kế như Paul Friedberg, Richard Dattner bắt tay vào việc thay đổi hoàn toàn bộ mặt đô thị bằng cách tạo ra những sân chơi phiêu lưu sáng tạo để kéo trẻ em và người lớn ra khỏi những bức tường bê tông cứng nhắc.
Đầu tiên phải kể đến thiết kế của Paul Friedberg ở những chung cư dành cho những gia đình có thu nhập trung bình. Những sân chơi không quá lớn nhưng cũng đủ để trẻ em có thể tụ tập vui chơi cùng nhau. Các khối hình học đơn giản được dựng lên để trẻ có thể trốn tìm, leo trèo phát triển trí não. Có thể đối với ngày nay, những sân chơi như vậy là đơn giản và tồi tàn nhưng nó vẫn đầy hương vị cuộc sống và thu hút được trẻ em thời bấy giờ.
Richard Dattner thiết kế sân chơi lớn hơn như ở Công viên Trung tâm thành phố. Công viên có cấu trúc khá giống môi trường giáo dục, có vòi phun nước ở giữa, chảy vào kênh nhỏ, rồi chảy vào hồ nhỏ - Nơi trẻ có thể bơi lội và nghịch nước, tiến gần sát với thiên nhiên.
Sau đó đến thời thị trưởng Lindsay, một công viên khám phá vời các trò chơi mạo hiểm được thiết kế, có cả đường trượt từ trên núi xuống và các trò chơi mạo hiểm. NTK Dattner và Friedberg cho rằng, sự làm chủ các thử thách của trẻ em và những rủi ro khi tham gia trò chơi sẽ là công cụ hữu ích để phát triển trí não. Và quả đúng như vậy, có những đứa trẻ đã táo bạo thử chơi trò mạo hiểm và thành thục – điều mà 6 tháng trước, khi công viên chưa ra đời chúng còn không dám nghĩ tới.
Đến thời của thời Thị trưởng M. Bloomberg (2002-2013), bộ mặt thành phố mới hoàn toàn thay da đổi thịt. Ông thiết lập các chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người dân thành phố, xúc tiến mở mang thêm nhiều công viên, vườn hoa và khu vui chơi giải trí…
Trong 12 năm đương chức, ông Bloomberg đã trồng thêm được 750.000 cây xanh, tạo làn đường dành cho những người đi xe đạp và mở ra vô số công viên cây xanh cổ vũ người dân rèn luyện sức khỏe, đưa nghệ thuật đương đại từ nhà hát ra chốn công cộng để mọi người cùng được thưởng thức.
Các công viên được xây dựng giống như giảng đường, có các băng ghế nhìn ra hồ nước nhỏ. Những mỏm đất phủ đầy cỏ êm mấp mô thú vị, vui tươi hơn nhiều so với những sân chơi bê tông hay những trò game trên máy tính của trẻ em hiện đại.
Mục tiêu một xã hội đương đại phát triển cùng công nghệ ở các thành phố lớn dường như đang “ăn dần” trí não trẻ em. Không có sân chơi, lao vào những trò chơi tưởng tượng chỉ tổ tạo ra những mầm non tương lai có những ý tưởng phi thực tế.
Kiến trúc của các thành phố hiện đại dường như rất kín và không kết nối với không gian ngoài trời cũng khiến con người cảm thấy ngột ngạt. Do đó, các khu đô thị đang dần hướng đến cuộc sống xanh, tuy nhiên vẫn còn rất ít tập trung phát triển và quy hoạch những sân chơi.
Đông Đông (Nguồn: UO,HK)
23:01, 18/06/2019
08:31, 17/06/2019
07:00, 12/06/2019