Rằm tháng Giêng: Phóng sinh thế nào cho đúng?
Cập nhật lúc: 10/02/2017, 00:41
Cập nhật lúc: 10/02/2017, 00:41
Phóng sinh có thể diễn ra vào nhiều ngày trong năm không chỉ riêng vào ngày rằm tháng Giêng. Tuy nhiên, phóng sinh đầu năm thường để cầu cho sức khỏe, may mắn, mọi việc theo sở nguyện.
Phóng sinh phải phát xuất từ lòng từ bi, không vì ý nghĩa tư lợi. Vì nếu không như vậy, tâm từ bi không khởi sinh, còn nói gì đến chuyện nuôi dưỡng.
Khi phóng sinh cần thực hiện âm thầm, chọn nơi vắng vẻ càng tốt, vì pháp sự này không nên kích thích lòng tham của những người săn bắt, tạo thêm nghiệp chướng cho họ mà chính chúng ta cũng bị giảm phần công đức.
Người ta thường phóng sinh cá chép, cá cảnh, chim sẻ, chim ri, bồ câu, cua, lươn, ốc, rùa, ...
Khi thả chim, cá...về với môi trường thiên nhiên cần làm đúng nơi đúng chỗ, đúng thời điểm để chúng sống được.
Không nên cầm cả xô, hay túi vứt ra ao, hồ, sông, suối. Nhẹ nhàng thả cá, chờ nó bơi khuất hãy về.
Phóng sinh là thả những loài động vật ít gây hại, không nên thả rắn độc, rắn hổ mang, ốc bươu vàng, chuột... gây nguy hiểm cho môi trường sinh thái và con người.
Ngoài ra, trong cuộc sống hằng ngày, khi thấy đàn kiến bị ngập nước, thấy con giun nằm chỗ đất khô, thấy con ốc bò trên đường đi, thấy tổ chim non bị rớt, thấy các loài chim, loài thú bị mắc nạn,… chúng ta nên tìm cách giải thoát, đưa chúng về môi trường sống tự nhiên. Những việc làm đơn giản này cũng là phóng sinh.
Phóng sinh và ăn chay có liên hệ mật thiết và hỗ trợ nhau. Ăn chay cũng giúp giảm bớt số lượng chúng sinh bị bắt, bị giết để làm thực phẩm, cũng góp phần trưởng dưỡng lòng từ bi. Nếu chúng ta chỉ phóng sinh mà không ăn chay thì nghiệp sát vẫn không dứt.
Dân gian thường có câu nói “cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”. Do đó, vào ngày này, mọi gia đình Việt đều chuẩn bị lễ cúng rằm đầu tiên của năm mới chu đáo nhất. Nhưng để rước may mắn, các gia đình đừng quên những điều dưới đây.
Nên cúng vào ngày chính rằm
Để tổ chức lễ cúng rằm tháng Giêng, mọi nhà thường cúng vào ngày 13, 14 âm lịch. Bởi có thể họ chưa thu xếp được công việc hoặc cho rằng, cúng rằm vào các ngày trên đều được.
Tuy nhiên, các chuyên gia phong thủy đều cho hay, các gia đình không nên cúng rằm tháng Giêng quá sớm hay quá muộn. Ngược lại, nên cúng vào ngày chính rằm tức ngày 15 tháng Giêng.
Đặc biệt lưu ý nên cúng rằm tháng Giêng vào giờ Ngọ để đúng với phong tục từ xưa của cha ông ta.
Nên làm 2 mâm cơm cúng ngày rằm tháng Giêng
Khác với những ngày rằm khác trong năm, ngày rằm tháng Giêng nhiều người cho đó là thời điểm lúc Phật giáng trần. Vì thế, nhiều người Việt rất coi trọng lễ cúng này tại nhà.
Theo đó, để chuẩn bị lễ cúng chu đáo, các gia chủ nên chu đáo chuẩn bị sắm lễ và làm 2 mâm cơm cúng rằm. Cụ thể, các gia đình nên chuẩn bị 1 mâm cỗ chay cúng Phật và 1 mâm cỗ mặn để cúng gia tiên vào giờ Ngọ.
Với mâm cỗ chay cúng Phật thường có hoa quả, chè xôi, các món đậu, canh xào, bánh trôi nước. Chỉ cần mâm cỗ chay có khoảng 10 món với đủ màu sắc tượng trưng cho ngũ hành là được.
Với mâm cỗ mặn cúng gia tiên cũng có khoảng 10 món (gồm 4 bát như măng, bóng, miến, mọc và 6 đĩa như thịt gà, giò chả, nem, dưa muối, xôi, nước chấm). Ngoài ra, không thể thiếu các đồ lễ khác như hoa tươi, hoa quả, vàng mã, trầu cau, rượu, thuốc lá…
Nên đi lễ chùa cầu may, cầu an, cầu phúc sau khi cúng tại nhà
Ngoài sửa soạn mâm cỗ cúng Phật và gia tiên tươm tất tại nhà, sau lễ cúng tại gia, các gia đình nên đi lễ chùa để cầu may, cầu an, cầu phúc cho năm mới được suôn sẻ.
Nhiều người cho, rằm tháng Giêng còn là ngày vía Thiên quan. Bởi thế, hầu như trong ngày này, nhiều người đến chùa lễ sẽ rất đông đúc để giải trừ tai ách, cầu nguyện an lành. Khi đến lễ chùa, bạn chỉ cần sửa soạn hoa quả, xôi thịt, tiền vàng và thành tâm cầu nguyện là đủ.
07:48, 09/02/2017
14:55, 08/02/2017
13:54, 08/02/2017