19/01/2025 | 09:24 GMT+7, Hà Nội

Đi cà kheo, đánh trồng cà rùng... mừng ngày Quốc Khánh

Cập nhật lúc: 03/09/2016, 05:43

Đi kheo, múa sư tử, múa lân, múa rồng, trống cà rùng, kèn đồng... được biểu diễn đúng trong ngày Quốc khánh 2-9, đem đến cho nhân dân trong và ngoài huyện một cơ hội thưởng thức văn hoá dân tộc và bản sắc của vùng biển sáng Hải Hậu (Nam Định).

Hòa chung trong không khí mừng ngày lễ Quốc khánh của cả nước, sáng nay (02/9), tại trung tâm Nhà Văn hoá huyện Hải Hậu, lễ khai mạc ngày hội văn hoá thể thao truyền thống huyện Hải Hậu được tổ chức, kỷ niệm 71 năm cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9. 

Huyện Hải Hậu là Huyện Nông thôn mới với của 35 xã, thị trấn. Ngày hội văn hoá thể thao truyền thống huyện Hải Hậu là một hoạt động truyền thống của huyện, được lan truyền, mở rộng tới các huyện lân cận qua các phương tiện thông tin đại chúng cùng với hàng vạn lượt người tham dự. 

 Không gian Ngày hội với chủ đề chào mừng cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9. 

Màn xếp hình bản đồ Việt Nam của các em học sinh trong huyện Hải Hậu.  

Ngày hội là điểm kết nối nhân dân toàn huyện...  

 Trong không khí mừng ngày Quốc khánh, tại huyện Hải Hậu, nhiều hoạt động ý nghĩa đã được biểu diễn, phục vụ quần chúng nhân dân. 

Là một huyện có nhiều xã ven biển, nghệ thuật đi cà kheo luôn được gìn giữ...  

Và không thể thiếu trong ngày hội lớn nhất của huyện. 

Cà kheo là một dụng cụ mưu sinh gắn liền với các ngư dân miền biển. Đến nay, người dân còn thể hiện nó với hình thức nghệ thuật múa lân.  

Ngày hội còn có sự góp mặt của các đội múa rồng...  

 Đặc biệt, sự xuất hiện của đội múa trống nữ khiến không khí luôn sôi động. 

Thành viên của đội múa trống nữ chính là những người con của huyện Hải Hậu.  

Những vũ điệu biểu diễn đánh trống đẹp mắt.  

Tiếng vang rộn của đội trống cà rùng...

 Họ đến từ những họ giáo trong địa bàn huyện. 

 Đội trống chùa Phúc Sơn, xã Hải Trung. 

Nổi bật hơn tất cả là những đội kèn đồng.  

Những người phụ nữ thường ngày lao động với đồng ruộng, biển khơi... thì trong ngày hội này họ lại trở thành những người nghệ sĩ chuyên nghiệp.   

Từng bản nhạc được thể hiện...

Thu hút sự chú ý của bao người dân.  

Các chương trình tiết mục sinh động, lôi cuốn, hấp dẫn người xem thể hiện sự đoàn kết, gắn bó vì sự phát triển văn hoá truyền thống của huyện, khẳng định việc xây dựng đời sống văn hoá trở thành nền tảng tinh thần, động lực  thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. 

Tham gia ngày hội văn hoá - thể thao năm 2016, Hải Hậu có gần 3 nghìn diễn viên, vận động viên của 35 xã, thị trấn và cơ quan đại diện cho các tầng lớp nhân dân tham gia đua sức, tranh tài. Trong ảnh là hàng vạn người dân đang đứng quanh dòng sông Múc anh hùng, cổ vũ cho giải đua thuyền truyền thống. 

Từ ngày hội truyền thống, nhân dân Hải Hậu càng tự hào thắp nên niềm tin vào sự phát triển của một vùng quê văn hoá, một huyện từ năm 1978 đến nay giữ vững danh hiệu “Điển hình văn hóa cấp huyện” của cả nước, huyện 3 lần được Đảng, nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng, huyện Nông thôn mới.