23/01/2025 | 02:18 GMT+7, Hà Nội

Quan chức cấp cao của WHO: "Đeo khẩu trang sẽ trở thành tiêu chuẩn sau đại dịch"

Cập nhật lúc: 15/04/2020, 06:00

Đặc phái viên Covid-19 của LHQ mới đây đã phát biểu, mọi người sẽ phải làm quen với một "thực tế mới" là luôn luôn phải đeo khẩu trang và đó có thể là tiêu chuẩn mới về y tế mà WHO sẽ ban hành.

Tiến sĩ David Nabarro, đặc phái viên Covid-19 của cơ quan LHQ, tuyên bố mọi người sẽ phải làm quen với một "thực tế mới" là luôn luôn phải đeo khẩu trang và đó có thể là tiêu chuẩn mới về y tế mà WHO sẽ ban hành.

Các cơ quan y tế, bao gồm cả WHO cho biết không có bằng chứng nào cho thấy khẩu trang làm giảm rủi ro lây nhiễm dịch bệnh.

Tiến sĩ David Nabarro, đặc phái viên Covid-19 của WHO nói rằng mọi người sẽ cần phải làm quen với một "thực tế mới" là luôn luôn đeo khẩu trang

Nhưng Tiến sĩ Nabarro cho biết, chúng có thể là "sự trấn an" cho hàng triệu người trong khi các nhà khoa học đang chạy đua với thời gian để tìm ra vắc xin. 

Tiến sĩ Nabarro, Tổng giám đốc WHO mảng Covid-19, nói với BBC: "Một số hình thức bảo vệ mặt như đeo khẩu trang chắc chắn sẽ trở thành tiêu chuẩn".

"Tuy nhiên, tôi cũng khuyến cáo rằng đừng tưởng bạn có thể làm những gì bạn thích khi đeo khẩu trang".

Tiến sĩ Nabarro nhấn mạnh rằng mọi người phải làm quen với một lối sống mới sau đại dịch.

Ông nói: "Bởi vì vi-rút này sẽ không biến mất và chúng tôi không biết liệu những người đã nhiễm vi-rút có được miễn dịch sau đó hay không và có thể bị nhiễm lại hay không. Chúng tôi không biết khi nào chúng tôi sẽ có vắc xin. Vì vậy, những gì chúng ta đang đề cập đến là bảo vệ chính mình bằng cách đeo mặt nạ, và phải giữ khoảng cách xã hội để bảo vệ những người có sức khỏe yếu hơn".

Lợi ích của việc đeo khẩu trang đã trở thành một chủ đề được tranh luận gay gắt trong những tuần gần đây.

WHO từng cho biết, việc dùng khẩu trang rộng rãi là không cần thiết, vì họ lo ngại có thể thiếu khẩu trang đối với nhân viên y tế nếu công chúng đổ xô đi mua. Chính phủ Anh đã nhiều lần khẳng định rằng người Anh khỏe mạnh không cần phải đeo khẩu trang để cố gắng tự bảo vệ mình.

Tuy nhiên, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã có lập trường hoàn toàn khác, và nói rằng tất cả người Mỹ nên đeo khẩu trang khi ra ngoài.

Vào thứ Sáu, các nhà nghiên cứu quốc tế, dẫn đầu bởi Đại học Oxford nói rằng, mặc dù thiếu bằng chứng cho thấy nó làm giảm sự lây lan, nhưng chẳng mất mát gì khi đeo thêm một chiếc khẩu trang.

Tầm quan trọng của khẩu trang

Một nghiên cứu của Đại học Oxford được công bố vào ngày 30 tháng 3 đã kết luận, khẩu trang y tế cũng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp cũng như loại khẩu trang N95 dành cho cho các bác sĩ, y tá và nhân viên chăm sóc sức khỏe khác.

Chưa có dữ liệu đáng tin cậy nào về việc chúng có thể ngăn ngừa nhiễm Covid-19 tốt như thế nào, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy mặt nạ mỏng hơn, rẻ hơn cũng vẫn có tác dụng trong việc bùng phát cúm.

Sự khác biệt giữa khẩu trang phẫu thuật hoặc khẩu trang N95 nằm ở kích thước của các vật liệu. Khẩu trang N95 được làm từ chất liệu dày, dệt chặt và đúc vừa khít với khuôn mặt và có thể ngăn chặn 95% tất cả các hạt trong không khí, trong khi khẩu trang y tế mỏng hơn, vừa vặn hơn và xốp hơn. Khẩu trang y tế thì thoải mái và dễ thở hơn nhưng bao phủ mũi miệng kém hơn.

Những giọt nước bọt và chất nhầy do ho và hắt hơi rất nhỏ và bản thân các hạt virus đặc biệt nhỏ - thực tế, chúng nhỏ hơn vi khuẩn khoảng 20 lần.

Vì lý do này, một nghiên cứu của JAMA được công bố trong tháng này vẫn cho rằng, những người không có triệu chứng không nên đeo khẩu trang y tế, vì không có bằng chứng nào cho thấy thiết bị này sẽ bảo vệ họ khỏi lây nhiễm - mặc dù vậy, chúng có thể giữ cho những người bị ho và hắt hơi khỏi lây nhiễm cho người khác.

Nếu CDC hướng dẫn người Mỹ đeo khẩu trang, điều này có thể tạo ra vấn đề thứ hai: Các bệnh viện phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt khẩu trang và đồ bảo hộ y tế  khác.