Phường Thuỵ Khuê: Sai phạm TTXD tồn tại, trách nhiệm cán bộ địa đương đến đâu?
Cập nhật lúc: 10/08/2020, 08:21
Cập nhật lúc: 10/08/2020, 08:21
Lời dẫn: Nhiều năm qua, những sai phạm liên quan đến đất đai và trật tự xây dựng đã trở thành vấn đề nhức nhối tại Hà Nội. Trước tình trạng này, mới đây chính quyền thành phố đã có những động thái mạnh mẽ, yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp, biện pháp xử lý, khắc phục các vi phạm đất đai.
Với mong muốn đồng hành cùng chính quyền Thủ đô trong công cuộc chống sai phạm liên quan đến đất đai và trật tự xây dựng, chúng tôi sẽ phản ánh đến độc giả những thông tin trung thực, chính xác nhất về công tác xử lý, khắc phục các vi phạm trên tại địa bàn Hà Nội. Tin rằng, với những hành động quyết liệt từ bộ máy chính quyền thành phố, các sai phạm này sẽ được xử lý triệt để trong thời gian tới.
Theo TS.KTS. Đào Ngọc Nghiêm (Nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội), thực trạng vi phạm trật tự xây dựng đặc biệt tại các đô thị lớn như Hà Nội và Tp. Hồ Chính là vấn đề tồn tại từ lâu.
Trong các cách giải quyết đã có nhiều đổi mới, tuy nhiên tình trạng mọc lên những công trình xây dựng không phép, sai giấy phép xây dựng vẫn hết sức nhức nhối.
Tại nghị định 139/2017/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về xử phạt hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng đã nêu rất rõ các mức xử phạt với các công trình vi phạm trật tự xây dựng.
Ví dụ nhà ở riêng lẻ tại đô thị xây dựng sai phép sẽ bị xử phạt từ 3 - 5 triệu đồng. Đặc biệt các trường hợp đã có quyết định xử phạt hành chính nhưng không thực hiện, quá thời hạn quy định sẽ bị xử phạt lên tới 1 tỷ đồng.
“Tuy nhiên việc thiếu năng lực, quyết liệt trong xử lý vi phạm của các cơ quan quản lý nhà nước, xuất hiện tình trạng “nể nang” đã khiến những công trình vi phạm trật tự xây dựng không bị xử lý kịp thời...” TS.KTS. Đào Ngọc Nghiêm chia sẻ.
Những điều TS.KTS. Đào Ngọc Nghiêm chia sẻ cũng chính là thực trạng đang diễn ra trên địa bàn phường Thuỵ Khuê (quận Tây Hồ, Hà Nội). Theo quy hoạch phân khu đô thị A6, tỷ lệ 1/5.000, đặc điểm cơ bản kiến trúc ở Hồ Tây theo kiểu nhà ở liền kề tạo thành dãy phố kết hợp cửa hàng, dịch vụ, mật độ xây dựng tương đối cao, chất lượng khá, tầng cao trung bình chỉ được phép xây dựng là khoảng 3- 5 tầng trên các đường phố lớn, 3- 4 tầng trên các đường nhỏ, đường nhánh. Thế nhưng, rất nhiều công trình xây dựng trái phép, sai phép, vượt tầng “mọc lên nhan nhản nhưng UBND phường không hề có động thái xử lý triệt để.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Đại hội đại biểu Đảng bộ Quận Tây Hồ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định một trong những mục tiêu trọng tâm trong nhiệm kỳ mới của quận là quản lý tốt quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị, tăng cường quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng, công tác giải phóng mặt bằng, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. Quận cũng đưa ra nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu nhiệm kỳ 2020 - 2025 là quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, xây dựng và phát triển đô thị.
Đơn cử, tại công trình tại số 293 phố Thụy Khuê (phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, TP Hà Nội) có dấu hiệu xây dựng vượt tầng so với quy định pháp luật.
Khu vực số 8 ngõ 128 Thuỵ Khuê chỉ được xây theo kiến trúc biệt thự đơn lập với chiều cao 4 tầng, phần tầng 4 được xây theo hình dáng mái chéo. Tuy nhiên, tại công trình này chủ đầu tư lại cho đập bỏ phần mái chéo, đổ bằng và lên thêm 2 tầng. Hiện đang được cải tạo, xây dựng với chiều cao 6 tầng+ 1 tum thang kỹ thuật, vi phạm trật tự xây dựng và phá vỡ cảnh quan đô thị.
Khu vực số 8 ngõ 128 Thuỵ Khuê chỉ được xây theo kiến trúc biệt thự đơn lập với chiều cao 4 tầng, phần tầng 4 được xây theo hình dáng mái chéo. Tuy nhiên, tại công trình này chủ đầu tư lại cho đập bỏ phần mái chéo, đổ bằng và lên thêm 2 tầng. Hiện đang được cải tạo, xây dựng với chiều cao 6 tầng+ 1 tum thang kỹ thuật, vi phạm trật tự xây dựng và phá vỡ cảnh quan đô thị.
Cũng nằm trên địa bàn phường Thuỵ Khuê, công trình 10D dốc Tam Đa (đường Hoàng Hoa Thám) được chủ đầu tư xây dựng với chiều cao 6 tầng, mật độ xây dựng 100%, vi phạm trật tự xây dựng.
Ngoài ra, tại dự án "Cải thiện môi trường vệ sinh khu dân cư xung quanh mương thoát nước Thụy Khuê" cũng có nhiều vấn đề bất cập. Theo tìm hiểu của PV, năm 2011, UBND quận Tây Hồ khởi công xây dựng dự án “Cải thiện môi trường vệ sinh khu dân cư xung quanh mương thoát nước Thụy Khuê”.
Đây là dự án cống hóa với quy mô mặt cắt ngang rộng từ 9 đến 11m, hai làn xe cơ giới, hệ thống chiếu sáng, thoát nước được thiết kế đồng bộ. Thế nhưng, cho đến nay, sau 9 năm bắt tay vào thực hiện, do vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng nên đến nay, dự án đang gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân sống xung quanh.
Hơn nữa, lợi dụng việc dự án cống hoá mương thoát nước Thuỵ Khuê chưa hoàn thành theo tiến độ, nhiều hộ dân hai bên khu kênh mương đã xây dựng những công trình nhà ở đồ sộ, vượt quá quy định theo quy hoạch phân khu đô thị A6 của quận Tây Hồ. Điều đáng nói, những công trình này đã và đang hoàn thiện mà không hề bị chính quyền xử lý.
PV đã đặt lịch làm việc với UBND phường Thuỵ Khuê, quận Tây Hồ để xác minh thông tin khách quan, đa chiều. Được biết, nội dung làm việc đã được Chủ tịch UBND phường Thuỵ Khuê giao cho ông Vũ Bá Đông – Phó Chủ tịch UBND phường nhằm cung cấp thông tin cho PV, tuy nhiên sau nhiều ngày liên hệ, đến thời điểm hiện tại, phường Thuỵ Khuê vẫn chưa có phản hồi.
Năm 2019, quận Tây Hồ đã thành lập đoàn thanh tra trách nhiệm của chủ tịch UBND phường Thụy Khuê trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc kê khai minh bạch của đơn vị về hoạt động tài chính, kế toán ngân sách, việc huy động các khoản đóng góp của người dân năm 2018. Đây là một trong những nội dung đáng chú ý có trong báo cáo 6 tháng đầu năm 2020 của quận Tây Hồ.
Trước những sai phạm phức tạp, kéo dài về tình hình TTXD trên địa bàn TP Hà Nội, các cơ quan chức năng TP Hà Nội vẫn liên tục gửi các văn bản chỉ đạo để yêu cầu các quận, huyện thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động xây dựng trên địa bàn từ khi khởi công đến khi công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm đối với các vi phạm TTXD ngay từ khi mới phát sinh...
Mới đây, Sở Xây dựng Hà Nội đã ban hành Văn bản 1316/SXD-TTr (ngày 18/2/2020) đề nghị UBND các quận, huyện tập trung chỉ đạo các lực lượng của quận, huyện, UBND các xã, phường xử lý, giải quyết dứt điểm các trường hợp vi phạm tồn đọng. UBND các quận, huyện chịu trách nhiệm trước UBND TP về tiến độ, thời gian xử lý dứt điểm từng trường hợp vi phạm.
Tuy nhiên, lãnh đạo UBND TP Hà Nội xác định, nguyên nhân chính dẫn đến vi phạm TTXD kéo dài do việc phát hiện vi phạm không kịp thời, thậm chí có biểu hiện bao che làm ngơ của không ít cán bộ cơ sở, trách nhiệm này thuộc về chính quyền các cấp của TP. Ðã có khoảng 100 cán bộ là chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã, phường bị kỷ luật và cách chức, nhiều cán bộ thanh tra xây dựng bị xử lý vì để xảy ra vi phạm. Do vậy, cần nhìn nhận lại một cách thấu đáo để giải quyết vấn đề được tốt hơn.
Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xây dựng đã được đưa ra xem xét và đang hoàn thiện. Trong quá trình thảo luận, nhiều ý kiến cho rằng, trước thực trạng quản lý xây dựng còn nhiều bất cập, cần tìm rõ nguyên nhân; đồng thời, cần có quy định đủ mạnh để xử lý dứt điểm các sai phạm trong lĩnh vực xây dựng.
Việc bịt kẽ hở trong quy trách nhiệm quản lý TTXD là đòi hỏi quan trọng với sửa đổi, bổ sung Luật Xây dựng lần này. Qua tổng hợp cho thấy, thể chế pháp luật quy định liên quan đến lĩnh vực xây dựng không thiếu, mà do khâu tổ chức thực hiện đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Nhiều ý kiến cho rằng, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xây dựng cần bổ sung những quy định nghiêm về xử lý, tăng mức xử phạt vi phạm. Đáng lưu ý, có ý kiến đề nghị phải "sửa đổi, bổ sung" quy định về đạo đức công vụ của những cán bộ thực thi nhiệm vụ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng.
13:30, 21/07/2020
08:45, 25/06/2020
09:11, 14/04/2020