23/11/2024 | 03:11 GMT+7, Hà Nội

Pháp đề nghị đưa bánh mì Baguette vào di sản UNSECO

Cập nhật lúc: 30/09/2018, 13:00

Những người thợ làm bánh mì ở Pháp đang vận động để bánh mì Baguette truyền thống của Pháp được công nhận là di sản phi vật thể của UNESCO.

Theo hãng thông tấn AFP, những người thợ làm bánh mì ở Pháp, lo sợ nghề thủ công của họ đang bị đe dọa từ bánh mì sản xuất hàng loạt chất lượng kém, đang vận động để bánh mì Baguette truyền thống của Pháp được công nhận là di sản phi vật thể của UNESCO.

Pháp đề nghị đưa bánh mì Baguette vào di sản UNSECO

Bánh mì Baguette mang tính biểu tượng, xuất hiện gần như trong mọi bữa ăn của người Pháp.

Mục đích của di sản văn hóa UNESCO nhằm bảo vệ và duy trì sự đa dạng văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa. Và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, và sau đó là Tòa Thị chính Paris, đã bày tỏ ủng hộ cho ý tưởng nói trên.

AFP cho biết, Liên đoàn các nhà sản xuất bBánh mì và bánh ngọt quốc gia Pháp đã soạn thảo một văn bản đưa thêm bánh mì Bagutte vào danh sách vốn đã bao gồm bánh pizza Napoli của Ý, bánh mì dẹt của Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, và cafe Arập.

Bánh mì Baguette mang tính biểu tượng, xuất hiện gần như trong mọi bữa ăn của người Pháp. Nó xuất hiện phổ biến từ các quán lề phê lề đường, từ các bàn ăn sang trọng trong Điện Elysee...

Baguette là tên gọi của bánh mì Pháp, hay bánh mì baguette Pháp, là loại ổ bánh mì có chiều dài hơn chiều rộng nhiều, vỏ dày và giòn, ruột mềm, có năm khứa trên thân bánh. Một ổ bánh mì Pháp thường rộng 5-6cm và cao 3-4cm nhưng dài tới 60-70cm, thường nặng khoảng 250-300g.

Bánh mì Baguette làm từ 4 thành phần: bột mì, men, nước, muối thường. Nếu thêm thành phần khác vào công thức cơ bản thì bánh mì sẽ có tên khác.

Baguette là bánh mì đặc trưng của Pháp nhưng lại nổi tiếng và được ăn ở nhiều nơi trên thế giới. Thế nhưng quốc gia phát minh ra bánh mì Baguette không phải là nước Pháp mà là nước Áo.

Vào thế kỷ 18, dưới thời trị vị của vua Louis 16, vợ ông là người gốc Áo, khi sang đất Pháp làm hoàng hậu, bà không quên món bánh mì của quê hương. Những người thợ làm bánh giỏi nhất ở thủ đô Viên của Áo đã được triệu sang Pháp để phục vụ các bữa ăn hoàng gia. Thế là từ đó, món bánh mì Áo đã được du nhập vào Pháp. Lúc ấy bánh mì không có hình dáng dài mà lại có hình tròn, và chỉ dành cho giới hoàng gia chứ không phổ biến. Một thời gian sau, chế độ cộng hòa thay thế chế độ vua chúa của Pháp, mọi công dân đều bình đẳng. Bánh mì Baguette không còn là đặc quyền của giới hoàng gia nữa mà là của tất cả mọi người.

Ngày nay bánh Bánh mì Baguette được tìm thấy ở mọi nơi, phổ biến trong các siêu thị lớn nhỏ hoặc trong các tiệm bánh mì Pháp, nơi này kiêm luôn nơi sản xuất bánh tại chỗ.