Những vụ trốn thuế tiền tỷ gây xôn xao dư luận
Cập nhật lúc: 12/12/2018, 08:30
Cập nhật lúc: 12/12/2018, 08:30
Năm 2015, Công Ty TNHH Quốc Tế Unilever Việt Nam đã bị Nhà nước truy thu thuế 575 tỷ đồng. Tuy nhiên, cho đến nay Unilever vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ.
Theo quy định thì từ năm 2009 – 2013, các doanh nghiệp đầu tư mở rộng không thuộc diện được miễn thuế thu nhập. Tuy nhiên giai đoạn này, Unilever đã mở rộng kinh doanh cho nên không được hưởng ưu đãi thuế. Chính vì vậy, phía Kiểm toán Nhà nước kiến nghị truy thu thuế.
Ông Hồ Đức Phớc – Tổng kiểm toán cho rằng, sau đợt thanh tra thuế doanh nghiệp nào cũng tìm cách để trốn trách việc nộp thuế vào ngân sách. Tuy nhiên, không doanh nghiệp nào chứng minh được mình làm đúng.
Như trường hợp của Uniliver, cơ quan kiểm toán đã cho hẳn 6 tháng để đơn vị này có thể chứng minh được họ được miễn trừ thuế nhưng không chứng minh được. Vì vậy, Kiểm toán Nhà nước đã đề nghị thêm một khoản phạt do Unilever nộp thuế chậm. Thế nhưng cho đến nay, đơn vị này kiến nghị chỉ nộp 575 tỷ đồng tiền thuế chứ không chịu xử phạt vì nộp chậm.
Cho đến thời điểm hiện tại, Unilever vẫn chưa đóng thuế lẫn tiền phạt và Phó Chủ tịch Phát triển và Đối ngoại của Unilever cho rằng, công ty đã giải trình và kiến nghị với chính phủ, Bộ Tài chính và nhà nước để tìm ra giải pháp thỏa đáng.
Cuối tháng 7, thông tin hệ thống siêu thị điện máy Nguyễn Kim trốn thuế đến 150 tỷ đồng gây xôn xao dư luận. Sau đó, dù Chi cục Thuế TP.HCM đã đính chính lại đơn vị này khai gian thuế chứ không phải trốn thuế thì vụ việc cũng khiến Nguyễn Kim lao đao không ít.
Cụ thể, với chức danh Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc thực nhận khoảng 300 triệu đồng mỗi tháng nhưng Nguyễn Kim chỉ khai thuế 30 triệu đồng. Trưởng bộ phận thực nhận 50 triệu đồng/tháng nhưng Nguyễn Kim chỉ khai thuế với lương cơ bản là 12 triệu đồng.
Số tiền chênh lệch, 270 triệu đồng và 38 triệu đồng sẽ được chuyển thành lương tăng ca (chỉ nộp bằng giờ làm việc bình thường, phần chênh lệch sẽ được miễn thuế).
Đơn vị này cũng cho rằng, trong quá trình kê khai thuế thu nhập cá nhân, doanh nghiệp này vì chưa hiểu đúng về luật nên đã có thiếu sót và do đó mới bị Cục thuế TP.HCM truy thu và xử phạt. Cho đến thời điểm hiện tại, Nguyễn Kim đã nộp tiền phạt và tiền truy thu thuế đầy đủ.
Số tiền xử phạt vi phạm hành chính đối với điện máy Nguyễn Kim là hơn 19,41 tỷ đồng và phạt chậm nộp thuế TNCN hơn 24,18 tỷ đồng.
Vụ đường dây buôn xe sang trốn thuế hàng trăm tỷ mới đây cũng khiến dư luận kinh ngạc vì độ tinh vi lão làng của những người cầm đầu.
Các bị cáo gồm Nguyễn Quang Vinh (SN 1982, trú tại quận 7, TPHCM), Nguyễn Giang Lam (SN 1975, trú tại quận Thủ Đức), Trần Phước Thạnh (SN 1967, trú tại quận Bình Thạnh, TPHCM), Trần Thái Nguyên (SN 1972, trú tại Đà Lạt) bị truy tố về tội “buôn lậu”; bị cáo Bùi Khắc Hà (SN 1975) bị truy tố về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Theo cáo trạng, Nhà nước Việt Nam cho phép mỗi Việt kiều được mang về nước một chiếc ô tô cá nhân và được miễn thuế nhập khẩu.
Lợi dụng điểm này mà Vinh, Thạnh và Nguyên đã cùng với Nguyễn Giang Lam (nguyên cán bộ phòng PA 72 - Công an TPHCM) thỏa thuận mua xe nhập khẩu diện Việt kiều hồi hương để về Việt Nam và bán.
Tính từ năm 2011 – 2012, Vinh cùng đồng bọn đã làm thủ tục trót lọt cho 64 chiếc xe hồi hương, trong đó chỉ 10 chiếc hợp pháp còn 54 chiếc là lách luật, xe vẫn về nhưng chủ chỉ đóng dấu qua cảng hàng không chứ không lên máy bay về quê hương.
Mỗi chiếc xe nhập khẩu thành công, Vinh được hưởng khoảng 556 triệu đồng, Nguyên được hưởng 478 triệu đồng sau khi đã trừ hoa hồng cho các bên.
54 chiếc xe các loại gồm: Rolls Royce, Land Rover, Bentley, Lexus, Audi, BMW, Porsche, Toyota, Jaguar, Honda,... trên trị giá gần 5,2 triệu USD; 12 môtô trị giá trên 157 ngàn USD. Tổng tiền thuế bao gồm thuế các đối tượng phải nộp gần 219 tỷ đồng.
Trong khi, số tiền thuế các đối tượng đã niipj chỉ 64,2 tỷ đồng và chúng trốn trót lọt gần 162 tỷ đồng thuế.
Năm 2016, ban lãnh đạo của công ty Nông dược Điện Bàn đã bị phanh phui trốn thuế hàng chục tỷ đồng.
Cơ quan thuế đã phát hiện, trong thời gian kinh doanh từ năm 2001 – 2008, công ty này chỉ nộp thuế khoáng, không lấy hóa đơn VAT. Lợi dụng việc này, Ban giám đốc đã chỉ đạo cho bộ phận kế toán khi xuất bán hàng hóa cho các đại lý và khách hàng sử dụng hai loại chứng từ, đó là hóa đơn VAT và phiếu xuất kho do công ty tự in để xuất bán hàng (hóa đơn này không kê khai để trốn thuế).
Tổng cộng 4.161 phiếu đã được xuất ra với doanh thu hơn 116 tỷ đồng. Như vậy tổng số tiền công ty này trốn thuế khoảng thời gian trên là hơn 23 tỷ đồng.
Sau đó, Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân Quảng Nam đã ra hình phạt cho ban giám đốc từ 12 – 48 tháng tù giam.
Ngày 5/4/2011, Công an tỉnh Bắc Ninh đã quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với Nguyễn Thạc Thanh (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP tập đoàn đầu tư và thương mại Thanh Tùng Bắc Ninh) về hành vi phạm tội Lưu hành giấy tờ giả và Trốn thuế.
Nguyễn Thạc Thanh đã chỉ đạo kế toán công ty lập 2 hồ sơ song song để trốn thuế. Một để lưu hành nội bộ, một để báo cáo cơ quan Thuế thông qua việc khai khống số liệu. Tổng cộng, từ năm 20017 – 2010, đơn vị này đã trốn thuế hơn 11 tỷ đồng.
Dù sau đó, ông Thanh đã tự động hoàn thuế cho nhà nước nhưng vẫn bị 36 tháng tù treo và 5 năm quản thúc tại địa phương.
04:15, 11/12/2018
21:01, 01/12/2018
13:32, 05/09/2016
19:31, 07/07/2015