19/01/2025 | 09:29 GMT+7, Hà Nội

Những tuyến buýt phải điều chỉnh khi đường sắt Cát Linh-Hà Đông hoạt động

Cập nhật lúc: 20/03/2019, 20:00

Chiều 19-3, tại Hội nghị giao ban Báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị đã thông tin về việc quản lý và điều hành, kết nối các tuyến buýt nội đô với tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông.

Theo đó, Hà Nội sẽ điều chỉnh 4 tuyến buýt trùng lộ trình với tuyến ĐSĐT 2A (tuyến số 02, 21, 27, 33), duy trì hoạt động của tuyến buýt số 01. Bến xe Gia Lâm-Bến xe Yên Nghĩa.

Cụ thể, điều chỉnh tuyến buýt 02 (Bác Cổ- Bến xe Yên Nghĩa) thành tuyến buýt ngang (Bác Cổ- Bến xe Mỹ Đình) kết nối với tuyến ĐSĐT 2A tại ga Láng, cắt bỏ đoạn trùng tuyến từ ngã tư Sở tới Bến xe Yên nghĩa (9km).

Điều chỉnh tuyến buýt 27 (bến xe Yến Nghĩa – Nam Thăng Long) thành tuyến bus kết nối ngang (KĐT Định Công- Nam Thăng Long) kết nối với tuyến ĐTĐT 2A tại ga Láng, cắt bỏ đoạn trùng tuyến từ ga Láng đến bến xe Yên Nghĩa (10km).

Điều chỉnh tuyến buýt số 33 (Bến xe Yên Nghĩa – Xuân Đỉnh) thành tuyến bus kết nối ngang (cụm công nghiệp Thanh Oai – Xuân Đỉnh) kết nối với tuyến ĐSĐT 2A tại 2 ga (Hà Đông, Văn Khê), cắt bỏ đoạn trùng tuyến từ Ga Văn Quán đến ga Hà Đông và từ ga Văn Khê tới ga Yên Nghĩa (3km).

Điều chỉnh hợp nhất 2 nhánh tuyến 21A (bến xe Giáp Bát- bến xe Yên Nghĩa ) và nhánh tuyến 21B (KĐT Pháp Vân, Tứ Hiệp- bến xe Mỹ Đình) thành một tuyến buýt ngang số 21 (KĐT Pháp Vân , Tứ Hiệp- Trần Vỹ) kết nối với tuyến ĐSĐT 2A tại 2 ga (Thượng Đình, vành đai 3), cắt bỏ đoạn trùng tuyến từ ga vành đai 3 đến ga Yên Nghĩa ( 7,5km).

Điều chỉnh các tuyến buýt tăng cường kết nối tại các ga đầu cuối của tuyến ĐSĐT 2A. Cụ thể: Đối với ga Cát Linh duy trì hoạt động của 5 tuyến buýt : 18, 25, 50, 99, BRT 01 kết nối với ga Cát Linh.

Điều chỉnh 2 lộ trình 2 tuyến buýt tăng cường kết nối với tuyến ĐSĐT 2A gại Ga Cát Linh gồm: Điều chỉnh điểm đầu cuối tuyến 90 (Kim Mã- Nội Bài) thành tuyến (Hào Nam- Nội Bài).

Điều chỉnh lộ trình tuyến 25 (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2- Bến xe Giáp Bát).

nhung tuyen buyt phai dieu chinh khi duong sat cat linh ha dong hoat dong
Ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị tại Hội nghị giao ban báo chí chiều 19-3 

Đối với ga Yên Nghĩa: Duy trì hoạt động của tuyến 12 b buýt: 01, 37,57,62,72,89,91,102, CNG02, BRT01 và 75,213.

Mở mới đưa vào hoạt động 5 tuyến buýt có điểm đầu tại bến xe Yên Nghĩa trong năm 2019 gồm: Bến xe Yên Nghĩa- Phùng, Bến xe Yên nghĩa – Hoài Đức, bến xe Yên Nghĩa – Miếu môn; bến xe Yên Nghĩa _ Hồng Dương (Thanh Oai), bến xe Yên Nghĩa – Chúc Sơn- Thị trấn Kim Bài.

Nguyên tắc tổ chức xe buýt kết nối với tuyến ĐTĐT 2A nhằm cung ứng, giải tỏa khách tối ưu nhất đảm bảo khai thác tối đa năng lực vận hành của tuyến đường sắt; giảm tối đa hiện tượng trùng tuyến, giảm mật độ, số lượng xe buýt trên trục dọc tuyến ĐSĐT 2A Cát Linh-Hà Đông, chỉ xem xét giữ lại một số tuyến buýt để có thể kết nối trực tiếp từ Yên Nghĩa tới các khu vực xa trung tâm.

Các tuyến buýt phải được bố trí hợp lý để đảm bảo thuận lợi cho hành khách sử dụng các tuyến xe buýt khi chuyển tuyến; với mục tiêu không để hành khách phải chuyển tuyến quá 1 lần trong hành trình.

Bố trí các điểm dừng xe buýt hợp lý nhằm tạo thuận lợi cho người dân khi chuyển tuyến; đảm bảo khoảng cách điểm dừng xe buýt tới nhà ga không quá 500m; các vị trí điểm dừng cần bố trí đồng bộ với vạch sơn, nhà chờ và các thông tin kết nối tuyến hỗ trợ hành khách chuyển tuyến.

Hà Nội vẫn duy trì hoạt động của 20 tuyến buýt kết nối ngang, lộ trình trùng với tuyến ĐSĐT 2A gồm các tuyến: 105, 19, 22B, 22c, 39,103,106,85,29,60A,05,44,60B,104,16,24,51,30,84,09.