19/01/2025 | 01:41 GMT+7, Hà Nội

Những tác dụng phụ của Vacxin khi tiêm phòng cho trẻ

Cập nhật lúc: 11/08/2015, 08:51

Thông thường khi trẻ tiêm vacxin để phòng bệnh thì thường hay gặp phải những phản ứng phụ như quấy khóc, mệt mỏi, ốm sốt ... Vì thế cha mẹ cần hiểu rõ về tác dụng và tác dụng phụ của vacxin để chăm sóc con em mình được tốt nhất.

1. Tác dụng của Vacxin khi tiêm cho trẻ

Trẻ mới sinh ra đã có khả năng miễn dịch (không bị nhiễm bệnh), do nhận được các kháng thể từ mẹ. Tuy nhiên, khả năng miễn dịch này chỉ kéo dài được từ 1 tháng – 1 năm. Sau đó, trẻ không còn nhận được kháng thể từ mẹ nữa và dễ dàng bị nhiễm các bệnh có thể phòng tránh được bằng vacxin, ví dụ như ho gà, sởi…

Khi đứa trẻ không được tiêm chủng bị nhiễm vi khuẩn hoặc vi-rút, cơ thể của trẻ sẽ không đủ sức mạnh để chống lại, trẻ sẽ bị nhiễm bệnh.

Vacxin tiêm cho trẻ có tác dụng ngăn ngừa và phóng chống các bệnh

Vacxin tiêm cho trẻ có tác dụng ngăn ngừa và phóng chống các bệnh nguy hiểm.

 

Thực tế đã chứng minh cho thấy trước khi con người phát minh ra vacxin, đã có rất nhiều trẻ em bị chết vì những căn bệnh: ho gà, bại liệt, sởi, bạch hầu… Ngày nay tỉ lệ trẻ bị chết do các bệnh trên giảm là nhờ trẻ được dự phòng bệnh trước bằng tiêm chủng. Tiêm chủng cho trẻ còn giúp làm chậm đi hoặc ngăn chặn sự bùng phát dịch bệnh.

2. Tác dụng phụ của Vacxin khi tiêm cho trẻ 

Hầu hết trẻ em sau khi tiêm phòng đều có phản ứng với Vacxin. Những phản ứng này cụ thể như thế nào, có mang lại nguy hiểm cho trẻ hay không và các bậc cha mẹ cần làm gì khi gặp phải tác dụng phụ không mong muốn sau khi tiêm chủng cho trẻ? 

Phản ứng tại chỗ: Phản ứng này luôn xảy ra sau khi tiêm phòng. Một số trẻ cảm thấy đau nơi tiêm, cảm giác đau đó thường kéo dài từ 1 vài giờ đến 1 ngày, có thể làm các trẻ nhỏ quấy khóc.

Một số trẻ khác lại thấy nổi cục lên ở nơi tiêm. Cục này thường nhỏ bằng hạt đậu, có khi viêm tấy đỏ, và có thể tồn tại tới 2-3 tuần mới tiêu tan. Cũng có trẻ lại bị mẩn ngứa xung quanh nơi tiêm, có thể kéo dài từ 3 tới 6 ngày. Những phản ứng này có thể xảy ra trong 5-10% số các trẻ tiêm phòng và thường là tự khỏi.

Nhiều trẻ thường quấy khóc sau khi tiêm xong nhưng

Nhiều trẻ thường quấy khóc sau khi tiêm xong.

Phản ứng toàn thân: ở đây, sốt là tác dụng phụ hay gặp nhất. Sau khi tiêm phòng 1 vài giờ hoặc 1 ngày, một số trẻ có thể bị sốt, thường chỉ sốt nhẹ nhưng cũng đôi khi sốt cao (trên 39 độ C), kèm theo tình trạng quấy khóc, những trẻ lớn có thể kêu nhức đầu.

Triệu chứng sốt này hay thấy hơn cả trong các trường hợp tiêm phòng bệnh thương hàn, tiêm phòng bệnh ho gà. Cũng có trường hợp, sau khi tiêm phòng sau tới 5-12 ngày, trẻ mới bị sốt: thông thường chứng sốt muộn này xảy ra sau khi tiêm phòng bệnh sởi, đôi khi tiêm phòng bệnh quai bị.

Tuy nhiên, tất cả các chứng sốt nói trên đều khỏi trong 1-2 ngày, và thường là tự khỏi. Chỉ có một số ít trường hợp sốt cao mới cần dùng đến thuốc hạ nhiệt (Paracetamol). 

Một số trẻ có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao sau khi tiêm vacxin.

Một số trẻ có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao sau khi tiêm vacxin.

Phản ứng ngoài da: Những biểu hiện như nổi mề đay, ngứa toàn thân, đôi khi có thể xảy ra ở một số trẻ có tiền sử hay bị dị ứng, và có thể tồn tại từ 3 đến 6 ngày. Ngoài ra, tình trạng phát ban (ban đỏ, gần giống như ban sởi, nhưng nhẹ hơn) có thể xảy ra 2-10% trẻ tiêm phòng bệnh sởi hoặc bệnh rubêla.

Ban này thường xuất hiện trong khoảng từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 12 sau khi tiêm phòng, có thể kèm theo sốt nhẹ, và thường tự khỏi không cần dùng thuốc. Chỉ có một số trường hợp phát ban mề đay dày đặc, nếu gây khó chịu nhiều cho trẻ, thì có thể dùng thêm 1 số thuốc chống dị ứng (Sirop Phenergan, Sirop Promethazine...)

Một số trẻ có thể bị nổi mề đay sau khi tiêm xong.

Một số trẻ có thể bị nổi mề đay sau khi tiêm xong.

Tai biến thần kinh: Đây mới là các tai biến đáng quan tâm hơn cả. Một số ít trẻ sau khi tiêm phòng bệnh ho gà, có thể bị co giật đôi khi kèm theo sốt cao. Các cơn co giật này có thể xảy ra trong khoảng từ 30 phút đến 3 ngày sau khi tiêm phòng.

Phần lớn các trẻ này đã có tiền sử bị co giật từ trước khi tiêm phòng ho gà. Tỷ lệ các trẻ co giật là khoảng 0,6%, nghĩa là trong 1.000 trẻ em tiêm phòng ho gà, thì có khoảng 6 trẻ có thể lên cơn co giật. Khi có biểu hiện bệnh này cha mẹ nên đưa con tới cơ sở y tế gần nhất. 

Bên cạnh đó bác sĩ cũng đưa ra khuyến cáo không nên tiêm phòng ho gà cho những trẻ đã có tiền sử động kinh. 

Hội chứng "rên la kéo dài": Một số trẻ, thường ở lứa tuổi 3-6 tháng sau tiêm phòng khoảng 6-10 giờ, bổng phát ra những tiếng rên, có khi la hét to. Sự rên la này có thể xảy ra ở khoảng dưới 3% số trẻ tiêm phòng.

Những tình trạng này có thể tự khỏi, nhưng nhiều khi thầy thuốc buộc phải dùng thuốc an thần để làm yên trẻ, và để gia đình an tâm. 

Viêm hạch: Ở một số trẻ nhỏ, sau khi tiêm thuốc phòng lao (BCG) có thể thấy nổi hạch ở nách. Viêm hạch này có thể xuất hiện sau khi tiêm phòng khoảng 3 đến 5 tuần, và có 2 loại: viêm hạch đơn thuần và viêm hạch hóa mủ.

Có một số ít trẻ sẽ bị viêm hạch sau khi tiêm vacxin.

Có một số ít trẻ sẽ bị viêm hạch sau khi tiêm vacxin.

Viêm hạch đơn thuần, là hạch nổi sưng to lên thường to bằng hạt đậu phộng (hột lạc), sờ vào hơi cứng, nhưng không có mủ ở trong, và thường sưng kéo dài khoảng 1 tháng rồi tự khỏi. Theo 1 thống kê quốc tế, thì tình trạng viêm hạch đơn thuần này có thể xảy ra ở khoảng 6-12% số trẻ tiêm phòng lao, và thường không gây khó chịu gì cho trẻ.

Loại viêm hạch hóa mủ gây phiền phức hơn: hạch sưng tấy lên, to dần, có khi bằng 1 quả chanh, ấn vào thấy lũng nhũng vì mủ ở trong. Hạch này có thể tự vỡ, mủ chảy ra, rồi sau khi được rửa sạch hàng ngày, sẽ khỏi dần.

Tuy nhiên, cũng có 1 số trường hợp phải can thiệp bằng phẫu thuật: mổ ra, nạo mủ, rồi băng lại. Loại viêm hạch hóa mủ này có thể xảy ra ở khoảng 0,1-4,3% trẻ tiêm phòng lao, theo 1 thống kê quốc tế.

Thông thường, ở những trẻ có viêm hạch như kể trên, tình trạng toàn thân vẫn tốt, trẻ không sốt, và vẫn có thể tăng cân đều đặn như mọi trẻ bình thường khác. Khi nhận thấy trẻ bị viêm hạch thì nên đưa trẻ tới thăm khám tại các cơ sở y tế.