23/11/2024 | 23:45 GMT+7, Hà Nội

Những quy tắc phải nhớ khi sử dụng kính sát tròng

Cập nhật lúc: 15/11/2015, 23:30

Mỗi ngày bạn chỉ nên đeo kính áp tròng nhiều nhất là 8 tiếng và không nên đeo kính áp tròng đi ngủ, ngoài ra cần phải đảm bảo tay và dụng cụ đựng kính luôn luôn sạch sẽ.

Với tình trạng số lượng người bị cận thị/ viễn thị và mắc các tật về mặt ngày một tăng lên thì con số sử dụng kính áp tròng thay thế kính mắt thông thường cũng ngày một cao.

Tuy nhiên do khí hậu Việt Nam nóng ẩm, cộng với sự ô nhiễm, khói bụi từ môi trường khiến cho nhiều người bị dị ứng/ kích ứng hoặc biến chứng nghiêm trọng khi dùng kính áp tròng. Do là một sản phẩm đặc biệt cần đưa sâu vào trong mắt nên để sử dụng kính áp tròng đúng cách cũng cần phải có những quy tắc nhất định: 

Thao tác trước khi đeo kính áp tròng 

Điều đầu tiên phải đảm bảo đó là vệ sinh tay sạch sẽ trước khi lắp kính áp tròng. Tránh rửa với các loại xà phòng có hương thơm hoặc dầu dưỡng, các loại sản phẩm có chứa lanolin và chất dưỡng ẩm. 

Kính áp tròng cũng cần phải được làm sạch trước khi lắp vào mắt. Cần đảm bảo tròng kính được trong suốt, sạch sẽ không có bụi hoặc các chất cặn bám.

Cần phải đảm bảo kính áp tròng ở chiều thuận, khi ở chiều thuận kính có hình như cái bát, còn ở chiều nghịch mép rìa kính có hình như cái đĩa. 

Bên trái là kính áp tròng ngược chiều còn bên phải là kính áp tròng đúng chiều

 Kính áp tròng ngược chiều (bên trái) kính áp tròng đúng chiều (bên phải). 

Thao tác khi đeo kính áp tròng

Bạn nên nhớ vị trí chính xác khi đeo kính áp tròng cho từng mắt để tránh nhầm lẫn giữa mắt phải và mắt trái. 

Đặt kính áp tròng lên ngón tay giữa và nhẹ nhàng đặt vào mắt

Đặt kính áp tròng lên ngón tay giữa và nhẹ nhàng đặt vào mắt. 

Lắc nhẹ hộp có chứa kính áp tròng và dung dịch bảo vệ để làm giãn kính. Không dùng tay kéo giãn kính vì như vậy dễ làm hỏng kính. Trượt nhẹ kính ra khỏi hộp đựng và để trên lòng bàn tay. Rửa qua kính bằng dung dịch rửa thích hợp.

Đặt kính áp tròng trên đầu ngón tay giữa và ngón tay này phải khô. Dùng các ngón tay của bàn tay kia để banh rộng mi trên và mi dưới mắt.

Đặt kính vào mắt trong lúc giữ mắt bạn nhìn lên trên hoặc nhìn thẳng, miễn là khi bạn nhìn phải thật thoải mái.

Sau đó nhẹ nhàng nhắm mắt lại, rồi từ từ thả nhẹ hai mi mắt ra, chớp mắt nhẹ, lúc đó tròng kính sẽ tự động dịch chuyển và định tâm. Nếu tròng không định tâm được thì nhắm mắt lại dùng ngón tay thuận dịch chuyển vòng tròn nhẹ nhàng trên mi mắt sẽ làm tròng trở về tâm mắt.

Thao tác khi tháo kính áp tròng 

Bạn vẫn phải đảm bảo tay sạch và khô. Nhỏ vài giọt nước nhỏ mắt làm mềm kính trước khi lấy kính ra. Đầu tiên kéo hai mi mắt bằng hai ngón tay giữa. 

Lấy kính áp tròng ra bằng ngón tay cái và ngón tay giữa

Lấy kính áp tròng ra bằng ngón tay cái và ngón tay giữa. 

Mắt nhìn hướng lên lúc đó tròng sẽ dịch chuyển xuống mi mắt dưới, dùng ngón trỏ đặt nhẹ lên kính, rê nhẹ kính xuống phía dưới. Sau đó, dùng ngón trỏ và ngón cái gắp nhẹ kính ra ngoài. Nhìn vào gương, liếc mắt lên trên

Vệ sinh kính sạch sẽ và cất vào hộp bảo quản kính chuyên dụng. Kính phải được ngâm rửa ít nhất 8 tiếng mỗi ngày. Lưu ý đặt kính đúng thứ tự mắt phải – mắt trái vào hộp tương ứng để tránh đeo nhầm.

Những lưu ý khi sử dụng kính áp tròng 

Sử dụng kính áp tròng không nên để móng tay quá dài vì sẽ gây khó khăn khi đặt và lấy kính. Thao tác nhẹ nhàng để tránh làm rách kính hoặc rơi kính.

Không để kính lên những vật dụng nóng và không cho kính áp tròng tiếp xúc với những loại hóa chất như dầu, xà phòng, kem đánh răng … 

Kính áp tròng phải được bảo quản trong hộp chuyên dụng

Kính áp tròng phải được bảo quản trong hộp chuyên dụng. 

Nên đặt kính trước khi trang điểm và lấy kính ra sau khi tẩy trang. Dùng thuốc nhỏ mắt thường xuyên để tránh khô mắt.

Bạn không nên dụi mắt và bơi lội khi đeo kính áp tròng vì có thể sẽ làm kính áp tròng bị rơi ra. Không nên đeo kính quá 8 tiếng mỗi ngày và khi ngủ, trừ một số trường hợp đặc biệt theo chỉ định của bác sĩ. Nên thay kính khi hết hạn sử dụng và đi khám ngay khi xảy ra phản ứng khó chịu khi đeo kính.