Những nhóm ngành dẫn đầu xu hướng phục hồi sau đại dịch
Cập nhật lúc: 09/02/2022, 13:39
Cập nhật lúc: 09/02/2022, 13:39
Bán lẻ bùng nổ
Theo các chuyên gia, trong dự báo về sự phục hồi tích cực của kinh tế Việt Nam hậu Covid-19, bán lẻ sẽ là lĩnh vực đóng vai trò vô cùng quan trọng, mặc dù đây cũng là một trong những ngành nhạy cảm nhất và chịu tổn thất nặng nề nhất trong giai đoạn “đại phong tỏa” vì dịch bệnh.
Bà Vũ Thị Hậu – Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam nhận định, ngành bán lẻ không chỉ rất biết thích ứng với sự biến đổi của xã hội mà còn có tốc độ hồi phục nhanh hơn các ngành khác, nhờ những tiềm năng sẵn có cũng như những triển vọng được mở ra sau dịch bệnh.
“Đó là triển vọng về việc giữ được độ hấp dẫn với các nhà đầu tư ngoại, triển vọng về sự thích nghi với thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng và triển vọng về đáp ứng hàng hóa của nhà sản xuất trong nước, đặc biệt là nhóm hàng thiết yếu”, bà Hậu đánh giá.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong lại nhìn nhận, ngay cả dưới tác động của Covid-19, thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn giữ được “phong độ” là 1 trong 5 thị trường có tiềm tăng nhất của khu vực và thế giới. Lợi thế đó có được là do Việt Nam có một lực lượng người tiêu dùng trẻ với 2/3 dân số ở ngưỡng tuổi dưới 30 và có kết nối mạng. Thu nhập của người dân đang tăng lên với khoảng 1 triệu người gia nhập tầng lớp trung lưu mỗi năm.
Bên cạnh đó, lối sống của người Việt với thói quen sử dụng thực phẩm tươi, văn hóa chuộng giao lưu và sở thích mua sắm hàng hóa trực tiếp cũng tác động tích cực tới thị trường ngay sau khi xã hội trở lại trạng thái bình thường mới. Đây chính là những yếu tố mang tới sự phát triển ổn định cho thị trường bán lẻ Việt Nam.“Không giống sản xuất phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu, hàng không và du lịch phụ thuộc vào sự mở cửa của các nước, ngành bán lẻ chắc chắn sẽ phục hồi nhanh hơn vì phục vụ cuộc sống thiết yếu hàng ngày của người dân”, TS. Nguyễn Minh Phong lý giải. “Sau giãn cách xã hội, từ hàng phở, quán café cho đến các trung tâm thương mại lớn như Vincom, AEON Mall… đều chật kín người ăn uống, mua sắm, cho thấy tốc độ phục hồi và triển vọng của ngành bán lẻ là rất tốt", ông cho hay.
Cũng theo các chuyên gia kinh tế, với hàng loạt chính sách hỗ trợ cùng các gói kích cầu của Chính phủ như: gói 180.000 tỉ đồng theo Nghị định 41 nhằm “tiếp sức” cho doanh nghiệp thông qua việc gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất; gói 62.000 tỉ đồng theo Nghị quyết 42 hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19; giảm giá điện và mới đây nhất là hạ lãi suất để cứu doanh nghiệp… thì thị trường bán lẻ cũng được tiếp thêm luồng sinh khí mới.
Cùng với hoạt động sản xuất, sự nhộn nhịp của kinh doanh bán lẻ được coi là tấm gương phản chiếu tốc độ phát triển của nền kinh tế. Vì thế, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong phân tích thêm, các gói hỗ trợ của Chính phủ dù trực tiếp hay gián tiếp đều phát huy tác dụng khi giúp duy trì được tổng cầu có khả năng thanh toán của xã hội.
“Doanh nghiệp khi được hỗ trợ sẽ giảm chi phí, giá thành sản xuất, giúp kích thích tiêu dùng. Đồng thời, khi sản xuất phục hồi thì thu nhập của người dân tăng lên, tức là gián tiếp thúc đẩy thị trường bán lẻ phát triển”, ông Phong nói.
Thực phẩm là ngành kinh tế mũi nhọn
Tuy Việt Nam đang phải đối mặt với số lượng người nhiễm bệnh tăng cao do biến thể Delta xâm nhập toàn cầu nhưng nhờ thực hiện nghiêm chỉnh chỉ thị của thành phố, đây vẫn được xem là một trong những quốc gia có khả năng chống dịch hiệu quả. Và ngành nông nghiệp thực phẩm là một ví dụ điển hình cho quá trình tăng trưởng kinh tế liên tục.
Đáng chú ý hơn cả, nhiều báo cáo đánh giá cao khả năng phục hồi của ngành này khi Việt Nam hiện đang xếp thứ 2 trên 10 quốc gia, chỉ sau con rồng vàng Châu Á – Singapore. Có thể khẳng định, nông nghiệp thực phẩm đóng vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn và là trụ cột hoàn hảo để nước ta tiến lên hậu đại dịch.
Ngành du lịch có kết quả tích cực
Các nước có ngành du lịch phục hồi nhanh chóng sẽ là những quốc gia đề cao sức khỏe cộng đồng, luôn có các chính sách kịp thời để ngăn chặn virus lây lan. Tại Việt Nam, phương châm hoạt động của ngành du lịch là lấy con người làm trọng tâm.
Với sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, họ đã đưa ra nhiều sáng kiến nhằm hỗ trợ các tổ chức/ doanh nghiệp có thể quay lại hoạt động kinh doanh ngay sau khi kết thúc đại dịch. Nắm bắt tâm lý nhạy cảm của du khách trong thời buổi hiện nay, Việt Nam đang làm rất tốt công tác phòng dịch để chứng minh đây là một trong những tụ điểm vui chơi an toàn trên thế giới.
Mặc dù những ngành nghề khác ảnh hưởng đến sinh kế của các hộ gia đình Việt Nam nhưng du lịch sẽ là ngành mang lại kết quả tích cực trong tương lai.
Ngành bất động sản
Đóng vai trò không thể thiếu trong bức tranh toàn cảnh, thị trường bất động sản hứa hẹn sẽ là ngành có bước tiến đột phá nhất sau đại dịch.
Với mục tiêu kép vừa chống dịch hiệu quả, vừa ổn định phát triển kinh tế, chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách quan trọng như thúc đẩy nguồn vốn giải ngân, hoãn thời gian nộp thuế cho doanh nghiệp,… Nhìn nhận một cách khách quan, nước ta không thiếu những yếu tố hấp dẫn đối với các nhà đầu tư ngoại quốc.
Bên cạnh bất động sản nhà ở thì bất động sản du lịch cũng là ngành nghề mang tầm nhìn dài hạn. Những biến động do dịch bệnh gây ra chính là thử thách giúp sàng lọc các nhà đầu tư tài năng. Vì đây là ngành nghề hot, đã thu hút và hấp dẫn hàng trăm hàng ngàn doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, nước ta sẽ trở thành nơi phát triển bất động sản công nghiệp mạnh mẽ bởi làn sóng chuyển dịch nhà máy sản xuất từ các nước bị dịch bệnh tàn phá sang Việt Nam.
Đồng thời, do là quốc gia an toàn về mọi mặt nên cơ hội đầu tư vào nhóm bất động sản nghỉ dưỡng là rất lớn. Nhiều cá nhân/ doanh nghiệp đã tập trung nguồn vốn bằng cách kêu gọi bạn bè, người thân tham gia hoặc sử dụng dịch vụ vay tiền trực tuyến trên điện thoại di động như vay tiền SHA, Money Cat.
Nguồn: https://kinhtemoitruong.vn/nhung-nhom-nganh-dan-dau-xu-huong-phuc-hoi-sau-dai-dich-63984.html
10:15, 06/01/2022
06:30, 04/01/2022
06:25, 26/12/2021