18/01/2025 | 20:00 GMT+7, Hà Nội

Những nguyên tắc khách hàng cần “nằm lòng” khi vay tiêu dùng

Cập nhật lúc: 23/06/2017, 21:28

Vốn được coi là “cứu cánh” cho những người có nhu cầu chi tiêu cấp thiết khi chưa đủ tiền nhưng cũng có lúc khách hàng lại trở thành “nạn nhân” bất đắc dĩ bởi những sơ suất không đáng có khi sử dụng dịch vụ vay tiêu dùng.

Thủ tục vay đơn giản, sản phẩm linh hoạt, không yêu cầu chứng minh thu nhập, kê khai dễ dàng, thời gian giải ngân nhanh chóng, lãi suất phù hợp với khả năng chi trả của từng khách hàng,... là những ưu điểm khiến cho vay tiêu dùng, cho vay trả góp hay còn gọi là vay trả chậm đang ngày càng chiếm được cảm tình của số đông người tiêu dùng. 

 

Bên cạnh đó, sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty tài chính kéo theo sự ra đời của nhiều gói cho vay ưu đãi 0% trong suốt thời gian trả nợ khiến cho loại hình sản phẩm này càng trở nên hấp dẫn người tiêu dùng.

Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn những lời phàn nàn về việc các công ty tài chính “lừa đảo” khi cho vay với lãi suất “cắt cổ” hoặc than phiền về việc bị đòi nợ khi chưa đến hạn thanh toán khiến một số khách hàng trở nên e dè.

Lý giải cho tình trạng này, các chuyên gia tài chính khuyến cáo khách hàng cần đọc kỹ hợp đồng trước khi ký vì tất cả các điều khoản về lãi suất, thanh toán đều được thể hiện trên hợp đồng.

Riêng về việc “đòi nợ trước hạn”, đây thực chất chỉ là hình thức nhắc nợ theo quy định để khách hàng thanh toán đúng hạn chứ không có giá trị về mặt pháp lý. Khách hàng chỉ bị tính là quá hạn thanh toán khi chậm thanh toán so với ngày tháng thanh toán được ghi trên hợp đồng.

Tuy nhiên, nếu ngày đến hạn thanh toán rơi vào cuối tuần mà khách hàng thực hiện việc trả tiền qua ngân hàng thì sẽ có nguy cơ gặp rắc rối vì việc chuyển tiền liên ngân hàng phải mất ít nhất 1 ngày và thường cuối tuần ngân hàng không làm việc. Đó là lý do vì sao các công ty tài chính thường nhắc nhở khách hàng trước ngày đến hạn để giúp khách hàng tránh bị phát sinh phí phạt.

Khi được hỏi về vấn đề này, đại diện công ty tài chính Home Credit cho biết công ty luôn tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về việc tư vấn đầy đủ, rõ ràng các quyền và nghĩa vụ của khách hàng nhằm đảm bảo sự minh bạch ở mức cao nhất.

Vị đại diện công ty này cho biết Hợp đồng tín dụng tiêu dùng trả góp giữa Home Credit và các khách hàng rất rõ ràng, chi tiết nhưng cũng rất ngắn gọn và chỉ dài 2,5 trang. Trong đó, tất cả những thông tin quan trọng, cơ bản của hợp đồng như số tiền, ngày đến hạn, kỳ hạn, lãi suất, phí phạt đều được thể hiện trên trang đầu tiên để khách hàng dễ dàng nắm bắt. Hợp đồng này cũng được công bố công khai trên facebook công ty nhằm tạo điều kiện cho khách hàng dễ theo dõi. 

 Hợp đồng tín dụng tiêu dùng trả góp với khách hàng được Home Credit công khai trên facebook công ty để khách hàng dễ tiếp cận và theo dõi. 

“Việc công bố rõ các điều khoản về lãi suất, thanh toán giúp Home Credit “ghi điểm” với khách hàng về sự minh bạch. Ngược lại, việc này cũng giúp khách hàng yên tâm hơn rất nhiều khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi”, vị đại diện này cho biết.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải công ty tài chính nào cũng công bố tất cả các thông tin liên quan đến thanh toán trong hợp đồng. Chính vì vậy, các chuyên gia tài chính khuyến cáo khách hàng cần đọc kỹ các điều khoản và tìm hiểu thật kỹ các dịch vụ trước khi đặt bút ký kết để đảm bảo quyền lợi của bản thân và tránh sa vào các "bẫy" thanh toán không đáng có.

Sau gần 10 năm có mặt trên thị trường Việt Nam, tổng dự nợ tín dụng tiêu dùng tại thời điểm cuối năm 2016 ước tính khoảng 605.000 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2015, chiếm 11,4% tổng dư nợ tín dụng. Tính chung từ năm 2010 đến nay, tốc độ tăng trưởng tín dụng tiêu dùng bình quân lên tới 20%/năm và đang tiếp tục có xu hướng tăng mạnh trong thời gian tới.