22/11/2024 | 10:53 GMT+7, Hà Nội

Những nguyên nhân thường gặp gây hại cho lớp sơn xe ô tô

Cập nhật lúc: 21/10/2016, 06:25

Xác côn trùng, tràn xăng, phân chim, đá dăm... là một trong những nguyên nhân chính gây hại lớp sơn xe ô tô của bạn.

Xác côn trùng và phân chim

Ánh đèn pha vào ban đêm sẽ thu hút rất nhiều côn trùng lao vào xe của bạn, không may là hầu hết cơ thể chúng đều có chứa axit bên trong, nếu không mau chóng lau sạch, bạn sẽ thấy lớp sơn xe bắt đầu xuất hiện những vết mờ nhỏ.

Ngoài ra khi xác chúng bị khô, bạn sẽ rất khó lau chùi và đôi khi sẽ làm bay lớp sơn phủ bảo vệ. Vị trí thường bị côn trùng bám nhiều nhất trên xe là phần cản trước, nắp capô và 2 bên kính chiếu hậu phía ngoài. Khi xác chúng đã khô, bạn nên xịt nước vào trước khi lau để không làm ảnh hưởng lớp sơn.

Một đặc điểm chung của loài chim là chúng luôn tìm nơi sạch sẽ để thả phân, đây cũng là lý do vì sao nóc xe và nắp ca pô luôn là vị trí thường xuyên bị dính phân chim.

Trong phân chim có axit uric, axit photphoric, kali carbonat và đặc biệt hàm lượng muối nitrat khá cao, chính hỗn hợp muối và axit này sẽ mau chóng “tàn phá” lớp sơn của xe khi không được nhanh chóng lau sạch.

Những nguyên nhân thường gặp gây hại cho lớp sơn xe ô tô

Những nguyên nhân thường gặp gây hại cho lớp sơn xe ô tô.

Nước mưa

Mưa trên thực tế là hỗn hợp giữa nước và các chất cặn lắng đọng lại trong khí quyển, hợp chất này chứa nồng độ axit nitric và sunfuric cao hơn nước sử dụng thông thường.

Nếu bạn “bỏ mặc” xe sau cơn mưa để nó tự khô, lớp axit này có thể phá hủy dần bề mặt sơn, tạo ra các vết ố và làm giảm độ bóng của xe ô tô.

Do va chạm

Và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến trầy xước, bong tróc có thể tổn hại đến thân xe vì những cú va quẹt, đụng chạm tai nạn trên đường.

Vì vậy cách khắc phục thông thường là dùng giấy nhám để chà nhẵn chỗ bị trầy xước, sau đó dùng loại băng keo đặc biệt hoặc tìm vật che chỗ gặp sự cố để xử lý tạm thời, và mang xe tới hãng hoặc garage để sửa chữa lại chỗ bị trầy xước.

Những nguyên nhân thường gặp gây hại cho lớp sơn xe ô tô.

Những nguyên nhân thường gặp gây hại cho lớp sơn xe ô tô.

Ánh nắng mặt trời

Tia UV trong ánh nắng mặt trời có khả năng thúc đẩy quá trình ô xi hóa và làm màu sơn bị bạc dần, đặc biệt ở những vùng có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam.

Vì vậy, ngoài những lúc phải chạy xe ngoài nắng, bạn nên để xe nơi có bóng râm như dưới tán cây hoặc trong gara, bên cạnh đó luôn chuẩn bị bao trùm xe cho các tình huống bắt buộc phải đậu ngoài trời.

Bên cạnh đó, các chi tiết bằng nhựa sẽ sản sinh ra khí độc khi bạn đậu xe ngoài trời nắng, ngoài ra, hơi thổi từ máy lạnh khi vừa bật cũng chứa các thành phần có hại cho sức khỏe. Chính vì thế, bạn nên mở hết các cửa, bật chế độ quạt gió cao nhất và chờ khoảng hơn 1 phút trước khi vào xe bắt đầu hành trình.

Tràn xăng

Trường hợp xăng bị tràn bình mà không được lau rửa kịp thời thì nhiên liệu bị tràn sẽ nhanh chóng thấm sâu vào lớp sơn và làm mất đi độ bóng cũng như sẽ để lại vết bẩn khó sạch.

Vì thế, nếu bị tràn xăng thì ngay lập tức, bạn hãy lấy một chiếc khăn sạch và mềm kết hợp một chút sáp đánh bóng bảo vệ "áo đẹp" cho "xế cưng".

Đá dăm

Những viên đá dăm hay sỏi đá ở trên đường có thể bật lên va chạm vào hai bên thân xe. Những va chạm này hoàn toàn có thể làm bong tróc lớp sơn xe, giảm độ bền của sơn và gây ảnh hưởng đến chất lượng vỏ xe.

Lời khuyên của các chuyên gia nhiều kinh nghiệm về sử dụng ô tô là xử lý càng sớm càng tốt để tránh những điểm tróc sơn bị ố gỉ.

Những nguyên nhân thường gặp gây hại cho lớp sơn xe ô tô.

Những nguyên nhân thường gặp gây hại cho lớp sơn xe ô tô.

Dấu vân tay

Hành động vẽ hình lên một chiếc ô tô phủ đầy bám bụi tưởng chừng như vô hại này lại có thể làm hỏng lớp sơn xe. Bởi việc di tay trên lớp xe bám bụi có tác động giống như việc dùng giấy nhám trên lớp sơn gây xước và hỏng ngay cả khi bụi bẩn biến mất.

Lời khuyên dành cho bạn trong trường hợp này là sử dụng khăn lau để lau bụi mỗi ngày giúp ngăn ngừ các hành động vô ý trên. Tuy nhiên, khi thấy các vết xước nhỏ, hãy sử dụng sơn làm bóng để che khuyết điểm (nhớ rửa sạch xe trước khi tiến hành đánh bóng).

Tro bụi

Không khí u ám có thể tạo nên một lớp tro cùng muội trên ô tô. Lúc này, các ông chủ sẽ nghĩ ngay đến giải pháp rửa xe. Tuy nhiên, nước hòa cùng tro sẽ tạo thành chất kiềm có nồng độ cao làm hỏng sơn xe ô tô.

Trong trường hợp này, tốt nhất là bạn nên phủ kín xe khi đỗ ngoài trời hoặc sử dụng khăn sạch, mềm lau nhẹ các vết tro.

Các loại nước chứa caffeein

Cà phê và những loại nước chứa chất caffeein đều mang tính axit, nếu vô tình làm đổ chúng lên xe, bạn nên tưới nước và lau khô để tránh cho lớp sơn bị bay màu.

Bên cạnh đó, các loại nước có ga thường mang tính oxi hóa cao nên dễ dàng tạo tác động xấu lên lớp sơn bóng của xe. Mặt khác, nhờ đặc tính này mà nước có ga còn có ưu điểm là tẩy được các vết rỉ sét nhẹ trên những bề mặt kim loại khi bạn cần làm sạch chúng.

Dụng cụ lau rửa bẩn

Mặc dù bạn có thể là "con ong chăm chỉ" thường xuyên rửa xe nhưng lại quên nhiệm vụ quan trọng là làm sạch các dụng cụ vệ sinh xe. Đây có một trong 7 nguyên nhân chính gây hại lớp sơn xe ô tô của bạn.

Ngay cả khi chiếc khăn hoặc miếng cọ mềm và mịn đến đâu nhưng khi đã rơi xuống đất thì có giặt mấy cũng không đảm bảo độ sạch. Và nếu tiếp tục sử dụng các vật dụng bẩn để vệ sinh xe, bạn sẽ tạo ra những vết trầy xước đáng tiếc.

Vậy nên, nếu chiếc khăn hoặc miếng cọ bị rơi bẩn, tốt nhất hãy bỏ đi và sử dụng một cái mới. Nếu có điều kiện, hãy đưa xe đi rửa bằng máy tự động là điều lý tưởng nhất