19/01/2025 | 02:45 GMT+7, Hà Nội

Bỏ túi các mốc thời gian bảo dưỡng động cơ xe ô tô

Cập nhật lúc: 17/12/2016, 04:01

Rất nhiều khách hàng mua xe và sử dụng xe ô tô nhưng lại không biết hoặc không nhớ đến việc bảo dưỡng xe theo định kỳ như thế nào và các mốc thời gian bảo dưỡng xe ra sao. Bài viết xin chia sẻ các kinh nghiệm bỏ túi các mốc thời gian bảo dưỡng động cơ xe ô tô:

Các mốc thời gian bảo dưỡng động cơ xe ô tô

1. Bảo dưỡng cho xe mới: 3.000 km/lần

Các hãng xe sẽ có những định mức bảo dưỡng cho xe mới trong một khoảng thời gian nhất định tầm 3.000- 5.000 km hoặc 3-6 tháng sử dụng.

Tuy nhiên, với những xe mới mua, lượng dầu và các vụn kim loại có thể gây hại theo thời giạn. Do vậy lời khuyên là bạn nên thay dầu và bảo trì hệ thống dầu sau mỗi 3.000 km.

 2. Thay dầu và hệ thống lọc dầu: 5.000 – 10.000 km/lần

Các hãng xe rỉ tai là hệ thống động cơ hiện đại hiện nay có thể chạy tới 10.000 -20.000 km hoặc lên tới 30.000 km mới phải thay dầu một lần.

Tuy nhiên, với những thợ máy lâu năm trong nghề, thì lời khuyên là khoảng tầm 3 tháng hoặc 5.000 km xe ô tô chúng ta phải thay dầu một lần không cần biết điều kiện thế nào.

Đối với các xe chạy nhớt được làm từ nhựa thông, các hãng xe khuyến cáo người sử dụng không vượt quá 7.000 -8.000 km trong mỗi khoảng thời gian giãn cách để thay và lọc dầu. 

Với các sản phẩm dầu nhớt sử dụng dầu tổng hợp, chúng ta có thể chạy từ 10.000-12.000 km với tình trạng xe chạy thường xuyên khoảng 20-30km một ngày và tầm 8.000-9.000 km với những xe không chạy thường xuyên hoặc chạy với cường độ cao.

Hệ thống làm mát nên được kiểm tra rò rỉ và hiệu quả hoạt động trong khoảng thời gian được nêu ra bởi hãng xe và phải được vệ sinh sau mỗi 2-3 năm.

Hệ thống làm mát sau 2-3 năm sẽ thải ra một chất độc hại có thể ăn mòn các ống dẫn xả. Vì vậy, chúng ta nên vệ sinh hệ thống làm mát nhằm bảo vệ bình điện cũng như nâng cao hiệu năng của hệ thống làm mát trong xe.

4. Thay dầu phanh: 2 năm/lần

Hệ thống phanh phải được kiểm tra về sự ăn mòn và hiệu năng làm việc theo thời gian quy định của hãng. Tuy nhiên, dầu phanh phải được thay và kiểm tra mỗi 2 năm để đảm bảo thắng xe có thể sử dụng tốt nhất nhằm tránh các tai nạn không đáng có.

5. Hệ thống trợ lực lái điện: 50.000km/lần

Nếu xe của bạn có hệ thống trợ lực điện tay lái, chúng ta cũng phải chắc rằng nó cũng được bảo trì như các hệ thống động cơ khác.

Thông thường, các hệ thống trợ lực được vận hành bằng thủy lực. Do đó, vào khoảng tầm 50.000 km thì nên vệ sinh và thay nước nếu cần để có thể gia tăng tuổi thọ và một phần nào gia tăng độ an toàn của xe ô tô

6. Thay dầu hộp số sàn: 50.000 km/lần

Dầu hộp số sàn thường được các hãng xe cung cấp riêng do sự phức tạp trong cấu trúc và cách pha trộn nhiều loại dầu khác nhau.

Do đó, khi thay dầu hộp số mỗi 50.000 km chúng ta nên đưa vào hãng để có thể có đúng loại dầu thích hợp hoặc sử dụng một loại dầu cao cấp thay thế nếu được hãng khuyên dùng.

Bởi tính quan trọng của hộp số nên khi để ý thời gian và khoảng cách đã đi được thì sẽ có những chuẩn bị tốt nhất nhằm giúp xe ô tô có tuổi thọ cao hơn.

7. Thay thế bộ lọc nhiên liệu trong động cơ xe ô tô: trong khoảng 50.000-100.000km

Tùy thuộc vào mỗi hãng xe, chúng ta nên chuẩn bị để thay bộ lọc nhiên liệu sau mỗi 50.000- 100.000km. Đây là một bộ phận rất quan trọng nhưng thường bị làm lơ khi đi bảo trì của người lái xe.

Những việc hỏng hóc động cơ thông thường cũng có một phần liên quan nếu bộ lọc nhiên liệu bị hư hoặc không hoạt động tốt. Những độc tố và cặn trong xăng có thể làm hao mòn động cơ và dẫn đến những hỏng hóc nặng nếu để lâu dài.

8. Thay thế bugi với các động cơ xe ô tô: trong khoảng 60.000- 100.000km

Bugi nên được thay thế trong khoảng 60.000 – 100.000 km và khoảng cách này chỉ mang tính tương đối. Với một số loại xe có turbo thì bugi sẽ phải được thay trong tầm 60.000-70.000 km còn với những động cơ bình thường thì con số này có thể lên tới 100.000 km.

Vì vậy, để có thể có lái trong tình trạng tốt nhất, bugi hoạt động tốt luôn là một ưu tiên hàng đầu của mỗi xe ô tô dù cũ hay mới.

9. Hệ thống dây an toàn: trong khoảng 4-5 năm, 80.000- 100.000km

Hệ thống dây an toàn nên được kiểm tra vào mỗi lần bảo trì tại hãng. Nếu có dấu hiệu hỏng hóc hay sờn cũ thì chúng ta nên thay tại lúc bảo trì. Tuy nhiên, tuổi thọ cao nhất cho dây an toàn có thể lên tới 4-5 năm tùy vào cường độ hoạt động hoặc 80.000-100.000km.

Tại Việt Nam, hầu hết các tài xê thường không thắt dây an toàn khi tham gia giao thông do đoạn đường ngắn hoặc do thói quen có từ xưa dẫn đến khả năng thương vong khi gặp tai nạn nhiều hơn nhiều. Cho nên, để bảo vệ tính mạng cho mình và cho gia đình, hãy tập thói quen mang dây an toàn cho chính mình và thành viên trong gia đình.

10. Bảo trì hộp số vô cấp tự động: 100.000 km

Hộp số vô cấp tự động cũng giống như các loại hộp số tự động khác bảo trì và thay dầu vào khoảng 100.000 km.

11. Tune-ups!

Vào thời kỳ trước, khi các công nghệ hiện đại chưa hiện diện trong xe ô tô. Chúng ta nhắc đến tune-ups như một công việc nhằm mang lại cảm giác lái tốt nhất, và hệ thống chạy ổn định hơn. Nhưng hiện nay, đa phần các xe ô tô đều được các hãng “tune-ups” trong quá trình sản xuất để có thể phục vụ tốt nhất cho người lái khi được mua về.

Vì vậy, khi nhắc đến tune-ups ngày nay, mọi người sẽ liên tưởng tới những hoạt động nhằm giúp cho xe ô tô chất hơn, nhanh hơn, thoải mái hơn cho người dùng.

12. Thay đồ lọc gió: khoảng 20.000-30.000km

Thay đồ lọc gió trong động cơ và cả buồng lái vào mỗi khoảng 20.000 – 30.000km sẽ giúp cho hệ thống chạy ổn định và mát hơn. Đây là phần bảo trì rẻ và không tốn thời gian nên nếu có thời gian chúng ta có thể thay sớm hơn để bảo vệ động cơ và chỗ ngồi khỏi thời tiết nắng nóng tại Việt Nam hiện nay.

13. Thay thế bộ lọc nhiên liệu: trong khoảng 50.000-100.000km

Tùy thuộc vào mỗi hãng xe, chúng ta nên chuẩn bị để thay bộ lọc nhiên liệu sau mỗi 50.000- 100.000km. Đây là một bộ phận rất quan trọng nhưng thường bị làm lơ khi đi bảo trì của người lái xe.

Những việc hỏng hóc động cơ thông thường cũng có một phần liên quan nếu bộ lọc nhiên liệu bị hư hoặc không hoạt động tốt. Những độc tố và cặn trong xăng có thể làm hao mòn động cơ và dẫn đến những hỏng hóc nặng nếu để lâu dài.

14. Thay thế bugi: trong khoảng 60.000- 100.000km

Bugi nên được thay thế trong khoảng 60.000 – 100.000 km và khoảng cách này chỉ mang tính tương đối. Với một số loại xe có turbo thì bugi sẽ phải được thay trong tầm 60.000-70.000 km còn với những động cơ bình thường thì con số này có thể lên tới 100.000 km. Vì vậy, để có thể có lái trong tình trạng tốt nhất, bugi hoạt động tốt luôn là một ưu tiên hàng đầu của mỗi xe ô tô dù cũ hay mới.

15. Hệ thống dây an toàn: trong khoảng 4-5 năm, 80.000- 100.000km

Hệ thống dây an toàn nên được kiểm tra vào mỗi lần bảo trì tại hãng. Nếu có dấu hiệu hỏng hóc hay sờn cũ thì chúng ta nên thay tại lúc bảo trì. Tuy nhiên, tuổi thọ cao nhất cho dây an toàn có thể lên tới 4-5 năm tùy vào cường độ hoạt động hoặc 80.000-100.000km.

16. Hệ thống tuần hoàn xăng

Chúng ta nên sử dụng hệ thống tuần hoàn xăng để giảm thiểu sự tác động của các loại xăng bẩn hiện được sử dụng hàng ngày. Việc lọc lại xăng sẽ giúp động cơ bộc lộ được sức mạnh sẵn có và cả phòng ngừa những tình huống hỏng hóc do xăng gây ra. Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng hệ thống được cung cấp bởi hãng xe nhằm bảo đảm tính an toàn và độ bền của của hệ thống xe tốt nhất.

Ngoài ra, mỗi chiếc ô tô có đến hơn 5.000 chi tiết máy khác nhau và qua thời gian sử dụng thì danh sách các chi tiết máy cần phải thay thế sẽ tăng dần. Thực tế, mỗi hãng xe khác nhau sẽ dựa trên thời gian hoặc số km hành trình để đưa ra các chính sách thay thế khác nhau. Vì thế, lái xe cần chú ý tới thời gian bảo dưỡng định kỳ và thay thế phụ tùng để xe có hoạt động tốt nhất.

Hơn nữa, theo dõi lịch bảo dưỡng định kỳ qua sổ bảo dưỡng cũng rất quan trọng. Dựa vào các mốc bảo dưỡng trên, khách hàng muốn mua xe cũ sẽ xác định được xe được sử dụng nhiều hay ít theo số km và lịch sử bảo dưỡng để ép giá.

Với những thông tin trên, hy vọng đã giúp bạn đọc phần nào trong việc hiểu về những quy trình bảo dưỡng xe của mình. Bên cạnh đó, trong mỗi lần mang xe đi bảo dưỡng, người sử dụng xe ô tô nên có những tài liệu ghi chép để có thể tính toán được cho đợt kế tiếp của mình.