21/11/2024 | 16:26 GMT+7, Hà Nội

Những lưu ý để hạn chế sinh con bị tự kỷ

Cập nhật lúc: 24/03/2016, 03:08

Hiện nay, tỷ lệ gia đình có đứa con thứ hai mắc bệnh tự kỷ chiếm khoảng 15-20% vậy cha mẹ cần lưu ý những gì để hạn chế sinh con bị tử tỷ.

Tự kỷ có thể trở thành bệnh mãn tính suốt cuộc đời nếu không được can thiệp kịp thời. Nó không chỉ là nỗi đau của cha mẹ mà còn đánh mất cả tương lai của con trẻ.

1. Nguyên nhân trẻ bị tự kỷ 

Tự kỷ có thể trở thành bệnh mãn tính​

Tự kỷ có thể trở thành bệnh mãn tính​

Cho tới hiện tại, giới khoa học cũng chưa thể tìm ra kết luận cuối cùng, nguyên nhân trẻ bị tự kỷ là từ đâu.

Trước đây, chúng ta cho rằng, trẻ bị tự kỷ là do cha mẹ không quan tâm sâu sắc tới vấn đề tình cảm, thường xuyên để trẻ một mình khiến trẻ chậm giao tiếp, về lâu về dài dẫn tới tự kỷ.

Tuy nhiên, ý kiến này đã bị bác bỏ. Các nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân trẻ tự kỷ có thể xuất phát từ việc rối loạn gen, não bất thường, mất cân bằng sinh hóa, do di truyền hoặc do các yếu tố trong quá trình mang thai và sau sinh.

Mặc dù chưa xác định đâu là nguyên nhân chính, nhưng tự kỷ vẫn có thể bị xảy ra ở trẻ bởi một số yếu tố sau:

- Trong thời kỳ mang thai: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hầu hết các bà mẹ có thai kỳ không trọn vẹn, tâm lý bất ổn, thường xuyên khóc lóc, buồn bã. Một số mẹ thì bị sốt cao trong khi mang thai, ngộ độc thức ăn, bướu cổ, số khác thì tiếp xúc với các tia độc hại.

- Trong quá trình sinh con: Rất nhiều mẹ bị ám ảnh thời gian sinh con khó, con sinh non hoặc bị chích thuốc giảm đau lúc sinh.

- Giai đoạn sau khi, một số mẹ có con tự kỷ chia sẻ, mẹ ít có thời gian dành cho con, thường xuyên cho con chơi một mình, xem tivi, iPad, để mặc con cho người giúp việc.

Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp các mẹ không có vấn đề gì trước sau khi sinh, vẫn ăn uống nghỉ ngơi đầy đủ, vẫn dành nhiều thời gian chăm con nhưng đến tháng thứ 8 phát hiện con không phát triển giống như những đứa trẻ khác, sau khi thăm khám thì được kết luận con tự kỷ. Vì vậy, nguyên nhân trẻ tự kỷ đến nay vẫn là câu hỏi lớn với các bà mẹ và các nhà khoa học.

2. Những lưu ý để hạn chế sinh con bị tự kỷ

Hiện nay, tỷ lệ gia đình có đứa con thứ hai mắc bệnh tự kỷ chiếm khoảng 15-20%

Hiện nay, tỷ lệ gia đình có đứa con thứ hai mắc bệnh tự kỷ chiếm khoảng 15-20%

Hiện nay, tỷ lệ gia đình có đứa con thứ hai mắc bệnh tự kỷ chiếm khoảng 15-20%. Mặc dù đến nay, nguyên nhân trẻ tự kỷ vẫn chưa đưa ra kết luận cuối cùng, nhưng hơn bao giờ hết, ngay từ khi mang thai tới khi sinh con, các mẹ cần phải chú ý tới chế độ nghỉ ngơi, ăn uống để phòng chống tự kỷ.

Ngoài ra các chuyên gia cũng khuyến cáo:

- Các mẹ hãy tiêm vắc xin đầy đủ trong suốt quá trình mang thai để phòng chống các bệnh cảm cúm, rubella, sởi trong thai kỳ.

- Chế độ dinh dưỡng trong quá trình mang thai cũng rất quan trọng. Nên chú trọng các thực phẩm giàu dinh dưỡng ăn toàn, hạn chế thực phẩm nhiều hóa chất, chất phụ gia, đồ hộp.

- Khi con chào đời, cần dành nhiều thời gian cho trẻ, dạy trẻ ngôn ngữ, xem tranh ảnh, nghe nhạc điều độ, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý.

Món quà mà bố mẹ trao tặng cho trẻ là sự phát triển toàn diện để trẻ có được tương lai tươi sáng, hãy chia sẻ thông tin này đến với mọi người nếu bạn thấy hữu ích...