Những lợi ích của mận với sức khỏe và những lưu ý trước khi ăn
Cập nhật lúc: 28/05/2017, 20:56
Cập nhật lúc: 28/05/2017, 20:56
Trung bình, bà bầu cần khoảng 150mg vitamin C mỗi ngày. Với hàm lượng vitamin C dồi dào (1 quả mận nhỏ chứa tới gần 10mg vitamin C), ăn mận giúp bổ sung lượng vitamin C đáng kể cho bà bầu để nâng cao hệ miễn dịch, đặc biệt là giúp phòng ngừa các bệnh cảm cúm.
Vị hơi chát, chua chua lại ngòn ngọt của quả mận giúp cảm giác buồn nôn bị đẩy lùi, nó cũng kích thích vị giác giúp mẹ bầu cảm thấy ngon miệng hơn.
Vì thế, trong những tháng nghén nặng nề và chán ăn kinh khủng, mẹ bầu hãy ăn 1 vài quả mận trước bữa ăn để bớt cảm giác buồn nôn và thấy thèm ăn hơn.
Tuy nhiên bà bầu có thân nhiệt nóng hơn bình thường không nên ăn nhiều mận vì có thể sinh phát ban, gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Theo India Times, mận có thể làm tăng đáng kể mật độ khoáng xương ở cột sống và cẳng tay.
Các chất chống oxy hóa trong mận giúp hồi phục các tế bào trong não bị tổn thương. Ăn 3-4 quả mận mỗi ngày sẽ giúp bạn cải thiện trí nhớ hiệu quả.
Mận là loại trái cây có chỉ số đường huyết GI rất thấp, giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Theo Đông y, mận có vị chua ngọt, tính bình, có công dụng thanh can điều nhiệt – trị nóng trong, giải khát, giảm ho… và kích thích tiêu hóa.
Ngoài ra, lượng chất xơ trong quả mận cũng khiến chứng táo bón đáng ghét giảm đi đáng kể.
Ai cũng biết sắt quan trọng với bà bầu như thế nào. Đó là lý do mà các mẹ bầu luôn cố gắng bổ sung thực phẩm giàu sắt vào thực đơn mỗi ngày.
Và, mẹ cũng đừng quên vài quả mận cho bữa tráng miệng nhé, lượng vitamin C dồi dào giúp hỗ trợ sự hấp thu sắt vào cơ thể tốt hơn.
Điều này có vẻ hơi “thừa” nhưng sự thật là phụ nữ, bất kể là các mẹ đang mang thai, ai cũng đều có nhu cầu làm đẹp. Nhất là trong thai kì, da thường xấu đi đáng kể với sự xuất hiện của mụn, nám và tình trạng sạm dạ.
Vì thế, hãy sử dụng mặt nạ quả mận như một loại mỹ phẩm cực kì an toàn lại hiệu quả, giúp làn da sáng rõ lên.
Mận là loại trái cây ưa thích của nhiều người vào mùa hè, nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. Dưới đây là danh sách những người nên nói "không "với mận để có sức khỏe tốt.
Những người đang phải điều trị bệnh bằng thuốc không nên ăn mận, bởi những chất dinh dưỡng trong mận có thể tác dụng với một số loại thuốc và làm giảm tác dụng chữa bệnh.
Trong mận có chứa nhiều chất oxalate. Khi ăn quá nhiều, chất này sẽ gây cản trở hấp thụ canxi trong cơ thể dẫn đến hiện tượng kết tủa trong thận. Đây chính là nguyên nhân gây sỏi thận và sỏi bàng quang.
Mận có tính axít cao nên có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày, khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt là ăn mận khi đói có thể gây ra những triệu chứng cồn cào, khó chịu.
Mận có tính nóng nên ăn nhiều mận có thể gây ra các hiện tượng nóng trong, nhiệt miệng, mụn nhọt…
Bà bầu có thân nhiệt nóng hơn bình thường không nên ăn nhiều mận vì có thể sinh phát ban, gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Người bị bệnh tiểu đường không nên ăn mận đã chín vì chất đường trong mận có thể ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh.
Với các lợi ích trên của mận với sức khỏe tuy nhiên, khi ăn mận, các mẹ cần lưu ý:
– Rửa thật sạch và ngâm nước muối loãng trước khi ăn.
– Không nên gọt vỏ vì các chất oxy hóa tập trung chủ yếu ở phần này.
– Không ăn mận khi đói vì mận chua sẽ không tốt cho dạ dày.
– Không nên ăn quá nhiều mận trong một ngày (bất cứ thực phẩm gì, dù tốt đến mấy cũng không nên lạm dụng). Chỉ nên ăn vài quả mỗi ngày là đủ.
– Vì mận có vị chua, chát nên rất hợp với chấm muối ớt. Tuy nhiên, đồ ăn mặn và cay không được khuyến khích cho bà bầu, vì thế hãy hạn chế chấm nhiều muối và không nên ăn quá cay.
05:03, 02/07/2017
04:08, 11/06/2017
22:10, 07/06/2017
15:15, 13/04/2017