Những loại thực phẩm dễ gây ngộ độc nhất trong dịp Tết
Cập nhật lúc: 07/02/2019, 10:36
Cập nhật lúc: 07/02/2019, 10:36
Các loại rau xanh
Rau xanh là thành phần không thể thiếu của món salad và trong rất nhiều món ăn khác. Tuy nhiên, một số loại rau xanh như rau diếp, xà lách, cải bắp, cải bó xôi... dễ bị nhiễm bùn, nước bẩn và vi khuẩn. Vì vậy, bạn nên rửa sạch chúng đúng cách (nhất là khi ăn sống) và nấu chín chúng trước khi tiêu thụ.
Khoai tây mọc mầm, ngả sang màu xanh có thể gây ngộ độc
Khoai tây là một thực phẩm được nhiều gia đình lựa chọn bởi có thể chế biến được nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên do mua để tích trữ nhiều ngày trong dịp Tết nên nếu việc bảo quản không tốt khoai tây rất dễ bị mọc mầm.
Khi khoai tây bị mọc mầm sẽ xuất hiện độc chất có tên gọi là glycoalkloids (chaconin, solanin). Chất này không có trong củ khoai, chỉ có nhiều trong mầm củ, trong lớp vỏ xanh và một phần nhỏ trong lá, rễ.
Triệu chứng của ngộ độc khoai tây biểu hiện vài giờ sau khi ăn bao gồm đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ, đồng tử giãn, rối loạn ý thức, hôn mê, loạn nhịp tim, tổn thương gan cấp.
Khoai tây là thực phẩm dễ mọc mầm khi tích trữ ngày Tết các bà nội trợ nên thận trọng khi bảo quản Khoai tây là thực phẩm dễ mọc mầm khi tích trữ ngày Tết các bà nội trợ nên thận trọng khi bảo quảnMăng chứa chất độc acid cyanhydric
Măng chứa chất độc acid cyanhydric
Một thực phẩm cũng gắn liền với mâm cơm ngày Tết của các gia đình Việt chính là món canh măng. Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội), trong măng có chứa một chất có độc tính tương tự như sắn, đó là chất acid cyanhydric (HCN) nhưng hàm lượng cao hơn nhiều khoảng trên dưới 300 mg/100 g tươi tùy từng loại măng. Người nặng khoảng 50 kg ăn phải khoảng 20 mg chất này sẽ bị ngộ độc và 50 mg sẽ tử vong. Để món canh măng không gây ra "họa" ngày Tết thì các bà nội trợ nên chế biến đúng cách.
Rượu chứa cồn công nghiệp
Ngoài các loại thực phẩm dễ gây ngộ độc thì đồ uống cũng được sử dụng ở hầu hết các mầm cơm ngày Tết chính là rượu. Rượu giúp tình thân bạn bè được gắn kết hơn. Không có rượu bữa cơm gia đình trở nên nhạt nhẽo. Tuy nhiên theo thống kê của Bộ Y tế, đỉnh điểm của các ca ngộ độc, cấp cứu do rượu thường rơi vào tháng trước và sau Tết Nguyên đán. Năm nào số ca ngộ độc rượu phải cấp cứu, tử vong trong dịp này cũng tăng hơn gấp đôi so với các tháng còn lại. Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh nhân uống phải rượu có cồn công nghiệp với nồng độ methanol cao gấp nhiều lần cho phép và uống phải rượu ngâm với những sản phẩm không rõ nguồn gốc.
Ông Nguyễn Hùng Long - Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, việc lạm dụng rượu về số lượng, chủng loại rượu, đặc biệt trong số đó có nhiều loại rượu giả, rượu lậu, rượu tự pha chế, không có nguồn gốc xuất xứ, rượu không công bố tiêu chuẩn sản phẩm, không nhãn mác và đặc biệt là rượu giả được sản xuất từ những nguyên liệu độc hại, bị cấm (cồn methanol) do gian lận thương mại đang gây ngộ độc cấp ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng và an sinh xã hội.
Theo thống kê của Cục An toàn Thực phẩm, hai loại ngộ độc rượu thường gặp là ngộ độc ethylic (còn gọi là rượu ethanol) và ngộ độc cồn methylic (methanol). Đây là loại hóa chất độc cực mạnh, chỉ uống từ 5-15ml có thể gây ngộ độc nặng, từ 15ml trở lên là gây mù lòa, 30ml là có thể gây tử vong.
Quả mọng
Các quả mọng như quả mâm xôi, dâu tây và việt quất có thể gây ngộ độc thực phẩm. Tại sao? Đây là những quả có chứa các khe nứt vì vậy dễ dàng là nơi cư trú của vi khuẩn. Những khe nứt này chứa đầy dư lượng thuốc trừ sâu, vi khuẩn và bụi bẩn dư thừa. Vì vậy, bạn cần phải làm sạch chúng đúng cách trước khi tiêu thụ.
Minh Dương
02:30, 02/02/2019
09:00, 01/02/2019
15:01, 24/01/2019