18/01/2025 | 17:19 GMT+7, Hà Nội

Những đồ lễ vàng mã không thể thiếu để cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp

Cập nhật lúc: 20/01/2017, 12:10

Việc cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp phải theo bài bản của người xưa để lại. Dưới đây là những đồ không thể thiếu cần phải chuẩn bị cho ngày cúng đặc biệt này

Đồ lễ vàng mã cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp gồm những gì?

Đồ lễ vàng mã cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp gồm đầy đủ các mũ áo, tiền vàng bằng giấy bởi theo quan niệm truyền thống, các Táo quân là người coi sóc bếp lửa trong gia đình sẽ cưỡi cá chép bay về thiên đình, thay mặt gia chủ bẩm báo mọi sự trong gia đình năm cũ đã qua với Ngọc hoàng đồng thời thay gia chủ bày tỏ mong muốn một năm mới vạn sự an lành, đủ ăn đủ mặc.

Lễ vật cúng Táo Quân gồm có: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn.

Đồ lễ vàng mã cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp gồm những gì?  - Ảnh 1
Đồ lễ vàng mã cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp

Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. 

Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.

Đồ lễ vàng mã cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp hóa như thế nào?

Đồ lễ vàng mã cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Công.

Lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.

Đồ lễ vàng mã cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp gồm những gì?  - Ảnh 2
Đồ lễ vàng mã cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp được hóa sau khi cúng xong

Trong mâm cỗ cúng ông Táo nhất định không thể thiếu cá chép. Người ta còn cúng cá chép sống thả trong chậu nước với ngụ ý "cá chép hóa rồng" đưa các Táo về trời. Ngày nay, để đơn giản, nhiều gia đình cúng cá chép giấy, sau đó hóa cùng với đồ vàng mã.

Bên cạnh đồ vàng mã, các gia đình cần chuẩn bị đầy đủ hương nhang, văn khấn, trầu cau cùng một mâm cỗ mặn thịnh soạn, đuề huề với mong ước một năm mới đầy đủ, ấm cúng.