19/01/2025 | 05:58 GMT+7, Hà Nội

Những địa điểm bí ẩn trên thế giới cấm cửa khách du lịch

Cập nhật lúc: 02/08/2019, 11:01

Đảo Rắn (Brazil), Lăng mộ Tần Thủy Hoàng (Trung Quốc), Đảo Bắc Sentinel (Ấn Độ)… là những địa điểm hấp dẫn hút khách nhưng hoàn toàn đóng cửa, không đón khách du lịch.

Đảo Rắn, Brazil:

camcua1

Với tên gọi khác là Ilha de Queimada Grande, hòn đảo nằm ở phía Nam Đại Tây Dương, cách bờ biển bang Sao Paulo, Brazil khoảng 35km. Nơi đây có hơn 400.000 rắn cực độc trú ngụ. Vì lý do an toàn, Chính phủ Brazil không cho phép du khách vào tham quan. Nếu muốn đến thăm đảo, bắt buộc phải có bác sỹ chuyên nghiên cứu về rắn đi cùng.

Vùng đệm do Liên hợp quốc kiểm soát, Cyprus:

camcua2

Cộng hòa Cyprus bị phân chia thành 4 phần được kiểm soát bởi Cộng hòa Cyprus, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và một phần do Liên hợp quốc kiểm soát. Vùng đệm của Liên hợp quốc ở ngay giữa lòng thành phố Nicosia với những bức tường bao quanh, cấm người dân và du khách tham quan. 

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng, Trung Quốc:

camcua3

Ngôi mộ của vị hoàng đế đầu tiên ở Trung Quốc Tần Thủy Hoàng được tìm thấy vào năm 1974. Các nhà khoa học đã tìm thấy 2.000 lính bằng đất sét và có thể tìm thấy 8.000 lính khác. Chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu các nhà khảo cổ không chạm vào ngôi mộ trung tâm, nơi chứa thi hài Tần Thủy Hoàng do tôn trọng người đã khuất cũng như lo ngại ảnh hưởng đến cổ vật. 

Chernobyl, Nga:

camcua4

Ngày 26/4/1986, vụ nổ nhà máy điện Chernobyl đã trở thành vụ tai nạn hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử. Báo cáo năm 2005 của Chernobyl Forum kết luận rằng, có khoảng 50 người chủ yếu là công nhân trong nhà máy đã chết do phơi nhiễm phóng xạ. Họ ước tính 4.000 người khác có thể cũng thiệt mạng sau đó do nhiễm phóng xạ. Tuy nhiên, tổ chức Hoà bình Xanh cho rằng, con số này cao hơn nhiều và lên đến 93.000 người. Sau hơn 30 năm vụ tai nạn xảy ra, các nhà khoa học ước tính phải 20.000 năm nữa người dân mới có thể sinh sống tại khu vực này. 

Khu vực 51, Mỹ:

camcua5

Mãi đến năm 2013, Chính phủ Mỹ mới chính thức xác nhận sự tồn tại của cơ sở tối mật này. Theo tài liệu được giải mã, khu vực 51 này là một căn cứ của không quân Mỹ, nơi các máy bay thế hệ mới được nghiên cứu và phát triển thử nghiệm. Có nhiều lời đồn đoán rằng khu vực 51 này là nơi chính quyền liên bang đang cất giấu những bằng chứng về UFO và người ngoài hành tinh. 

Đảo Bắc Sentinel, Ấn Độ:

camcua6

Hòn đảo này là nơi ở của khoảng 50 - 400 người dân bản xứ hoàn toàn bị cô lập với thế giới bên ngoài. Ấn Độ tuyên cáo nơi này không dành cho khách du lịch tới thăm bởi khả năng khám phá còn thấp hơn, một phần vì đã có nhiều lần các bộ lạc đốt và ném đá để giết người lạ. 

Văn khố mật Vantican:

camcua7

Nơi đây là địa điểm lưu trữ và phân mục tất cả các tài liệu liên quan đến Tòa Thánh có niên đại từ thế kỷ VIII. Kho lưu trữ được mở vào năm 1881, nhưng không dễ để có thể vào trong. Các nhà nghiên cứu chỉ được đăng ký tiếp cận nguồn tư liệu này không quá 3 tháng và đồng thời không quá 60 học giả. 

Fort Knox, Kentucky:

camcua8

Được xây dựng xong vào năm 1936 với chi phí chỉ hơn nửa triệu USD, kho vàng Fort Knox của Mỹ nằm trên một khu đồi ở bang Kentucky mang thiết kế có thể chống chọi được bất kỳ một dạng tấn công nào. Nơi đây cũng được coi là có hệ thống bảo vệ nghiêm ngặt nhất hành tinh. 

Hầm lưu trữ hạt giống Svalbard, Na Uy:

camcua9

Đây là căn hầm trữ hạt giống đề phòng trường hợp các thảm họa môi trường cực lớn có thể xảy ra. Rất ít người được phép ra vào nơi đây, ngay cả các quốc gia gửi hạt giống cũng không vào được. Nếu một thảm họa lớn xảy ra 890.000 loại hạt giống được bảo quản từ hầu hết các quốc gia trên thế giới sẽ đảm bảo lựa chọn thực phẩm.

Hang động Lascaux, Pháp:

camcua10

Hang động hoang sơ này chứa những bức vẽ của người tiền sử từ cách đây khoảng 17.300 năm, mô phỏng các loài động vật và các hình khối. Lascaux đã cấm khách du lịch từ năm 1963 nhằm bảo tồn nguyên trạng các bức họa từ thời tiền sử độc đáo của hang động. Du khách có thể tham quan “bản sao” của nó trong một tour du lịch thực tế ảo. 

Nguồn: https://congluan.vn/nhung-dia-diem-bi-an-tren-the-gioi-cam-cua-khach-du-lich-post65974.html