23/11/2024 | 03:17 GMT+7, Hà Nội

Những bộ phận có độc ở rau củ bạn cần biết!

Cập nhật lúc: 09/08/2016, 05:47

Nhiều loại thực vật trong vườn nhà bạn "ẩn giấu" chất độc không ngờ tới, có thể gây nguy hiểm cho bạn lẫn thành viên trong nhà.

Cành và mầm khoai tây

Bạn không nên ăn mầm và thân khoai tây. Khoai tây thuộc họ nightshade, tất cả đều chứa chất độc tên là solanine. Ngày xưa, chất độc chiết xuất từ cây gần với giống khoai tây còn được dùng để đầu độc kẻ thù.

Trong khoai tây, chất solanine tập trung hầu hết trong mầm và thân cây, do đó bạn nên cắt bỏ thật sạch sẽ trước khi đem vào nấu nướng. Colanine còn đặc biệt cao ở khoai tây có màu xanh.

Lá cà chua

Cà chua, một loài có quan hệ họ hàng với khoai tây, cũng thuộc một nhánh khác của các cây họ Cà. Cà chua đã từng là loài thực vật gây nỗi sợ hãi ở châu Âu trong vòng hơn 200 năm sau khi được đưa từ Mỹ sang và chỉ được sử dụng với mục đích trang trí mãi cho tới những năm 1800.

Lá cà chua có chứa một lượng nhỏ solanin và tomatin có thể gây rối loạn tiêu hóa nếu ăn quá nhiều một lúc (liều tối thiểu để gây tử vong vào khoảng hơn 450 gram).

 

Hạt táo

Trong hạt táo có chứa amygdalin, chất này sẽ giải phóng cyanid khi tiếp xúc với các enzim trong đường ruột. Tuy không gây hại quá nhiều cho chúng ta vì phải nhai khoảng 200 hạt thì mới có thể gây tử vong, thế nhưng chúng ta cũng nên loại bỏ chúng vì vị của chúng cũng chẳng hấp dẫn gì cho lắm.

Quả của cây măng tây

Nếu bạn đã từng trồng măng tây, bạn sẽ để ý thấy rằng những cây cái cho ra những quả mọng màu đỏ trông rất hấp dẫn. (Hầu hết những cây được lai tạo ngày nay đều là giống đực và không có quả).

Tuy nhiên, đừng dại dột mà động vào chúng! Những quả mọng này mặc dù không tiêu diệt bạn những sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu do sự hiện diện của các sapogenin, một chất độc nhẹ đối với con người và có thể gây ngộ độc cho động vật.

Nếu ăn những quả mọng này, chúng sẽ khiến bạn bị nôn mửa và tiêu chảy.

Lá đại hoàng

Thân cây đại hoàng có thể được sử dụng để chế biến thành món bánh ngon lành khi kết hợp với những trái dâu thơm ngọt, tuy nhiên nếu ăn nhầm lá của loại cây này thì bạn sẽ có nguy cơ phải đi cấp cứu.

Lá cây đại hoàng có chứa acid oxalic và các anthraquinone glycoside, đây là hai hợp chất khá độc đối với con người khi được tiêu hóa. Các triệu chứng ngộ độc phụ thuộc vào lượng mà bạn đã ăn, thường là nôn mửa, đau dạ dày cho tới co giật.

Lá và hoa của cây cà tím

Cà tím là một thành viên khác của các cây họ Cà khét tiếng. Đôi khi người ta thường bị ấn tượng rằng ăn những trái cà sống có thể gây ngộ độc nhưng sự thật không phải là như vậy.

Tuy nhiên, lá và hoa của cà tím lại có khả năng khiến bạn bị ốm thật sự, nguyên nhân là do thành phần solanin thường tập trung nhiều nhất ở những bộ phận này.

Cây cơm cháy

Tất cả các bộ phận cây cơm cháy đều có độc, nhất là các phần rễ, lá, thân và cành. Ăn sống quả cơm cháy có thể gây nôn mửa, do đó cần nghiên cứu kĩ và làm theo công thức nấu ăn, không nên tự ý thay đổi vì dễ gây ngộ độc. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn cây cơm cháy.