Nhà đầu tư Nhật Bản bùng nổ M&A vào Việt Nam hậu Covid-19
Cập nhật lúc: 09/12/2021, 15:30
Cập nhật lúc: 09/12/2021, 15:30
Tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2021 diễn ra sáng nay (9/12), ông Masataka “Sam” Yoshida, Giám đốc toàn cầu Dịch vụ mua bán - sáp nhâp xuyên quốc gia, RECOF Corporation, Tổng giám đốc RECOF Việt Nam khẳng định, làn sóng các công ty Nhật Bản tiến hành thủ tục đầu tư tại Việt Nam dự báo tăng mạnh khi rào cản cách ly được dở bỏ. Thậm chí, có nhiều thương vụ sẵn sàng ký kết online.
Trong thời gian từ 2017 đến tháng 10/2021, mặc dù Covid-19 có làm ảnh hưởng nhưng rõ ràng Việt Nam vẫn lọt top 3 cùng Singapore. Trước đây, do sự khác biệt về quy mô doanh nghiệp nên Việt Nam không bao giờ nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu nhưng vào năm 2020, mặc dù số lượng giao dịch giảm, nhưng giá trị giao dịch đã đạt tới 416 triệu USD, gấp 2,95 lần so với năm 2017.
Ngoài ra, năm 2021 đã có 1 giao dịch lớn nổ ra là Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) hoàn tất việc bán 49% vốn điều lệ tại Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit) cho Công ty tài chính tiêu dùng SMBC (SMBCCF) của Nhật Bản. Đây là công ty con do tập đoàn Sumitomo Mitsui Financial Group của Nhật Bản sở hữu 100% vốn.
Năm 2020, giao dịch M&A ở Nhật Bản giảm ở mọi phân khúc so với con số năm 2019, với âm 2% các giao dịch từ nước ngoài vào Nhật Bản, âm 33% đầu tư của Nhật Bản ra nước ngoài và âm 13% ở thị trường nội địa. Bước sang năm 2021, 2 phân khúc nội địa và đầu tư từ nước ngoài vào Nhật Bản đã phục hồi so với năm 2019 lần lượt là 10% và 21%.
Tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2021 diễn ra sáng nay (9/12), ông Masataka “Sam” Yoshida, Giám đốc toàn cầu Dịch vụ mua bán - sáp nhâp xuyên quốc gia, RECOF Corporation, Tổng giám đốc RECOF Việt Nam khẳng định, làn sóng các công ty Nhật Bản tiến hành thủ tục đầu tư tại Việt Nam dự báo tăng mạnh khi rào cản cách ly được dở bỏ. Thậm chí, có nhiều thương vụ sẵn sàng ký kết online.
Trong thời gian từ 2017 đến tháng 10/2021, mặc dù Covid-19 có làm ảnh hưởng nhưng rõ ràng Việt Nam vẫn lọt top 3 cùng Singapore. Trước đây, do sự khác biệt về quy mô doanh nghiệp nên Việt Nam không bao giờ nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu nhưng vào năm 2020, mặc dù số lượng giao dịch giảm, nhưng giá trị giao dịch đã đạt tới 416 triệu USD, gấp 2,95 lần so với năm 2017.
Ngoài ra, năm 2021 đã có 1 giao dịch lớn nổ ra là Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) hoàn tất việc bán 49% vốn điều lệ tại Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit) cho Công ty tài chính tiêu dùng SMBC (SMBCCF) của Nhật Bản. Đây là công ty con do tập đoàn Sumitomo Mitsui Financial Group của Nhật Bản sở hữu 100% vốn.
Năm 2020, giao dịch M&A ở Nhật Bản giảm ở mọi phân khúc so với con số năm 2019, với âm 2% các giao dịch từ nước ngoài vào Nhật Bản, âm 33% đầu tư của Nhật Bản ra nước ngoài và âm 13% ở thị trường nội địa. Bước sang năm 2021, 2 phân khúc nội địa và đầu tư từ nước ngoài vào Nhật Bản đã phục hồi so với năm 2019 lần lượt là 10% và 21%.
Đầu tư ra nước ngoài, trong đó có đầu tư liên quan tới Việt Nam vẫn phải cần thời gian phục hồi do tỷ lệ vẫn giảm 25% so với năm 2019, năm 2020 giảm tới 33%. Song ông Yoshida cho rằng, sự suy giảm đó vẫn được coi là tốt trong bối cảnh các doanh nghiệp Nhật Bản bị hạn chế rất nhiều vì các thủ tục đi lại và cách ly y tế.
Trong tương lai, các thương vụ M&A của các công ty Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam. Khi vốn đầu tư vẫn đều đặn chảy vào Việt Nam.
Bằng chứng trong 10 tháng đầu năm nay Việt Nam vẫn đứng thứ 6 trong số các quốc gia trên thế giới mà doanh nghiệp Nhật Bản tiến hành M&A, sau Trung Quốc và Ấn Độ, với 19 thương vụ. Sự lên xuống thất thường qua từng năm, ông Yoshida cho rằng, tương lai Việt Nam thăng hạng vượt qua các quốc gia khác sẽ không xa.
Ông Masataka Sam Yoshida phân tích, cơ sở đầu tiên thúc đẩy làn sóng đầu tư vào Việt Nam là các công ty Nhật cần thị trường mới để mở rộng do hầu hết lĩnh vực ở Nhật đã phát triển chạm trần ở quê nhà và các thị trường trên toàn cầu.
Gần một phần ba dân số có độ tuổi trên 65 (29%), khiến độ tuổi trung bình của người Nhật là 48,4 tuổi, hơn người Việt Nam gần 20 tuổi, dân số giảm khoảng 266.000 mỗi năm. Riêng trong năm 2020 đã có 766.000 người đã biến mất
Yếu tố thứ hai là chiến lược tăng trưởng M&A được hỗ trợ bởi nguồn tiền dồi dào ở Nhật tích lũy trong 20 năm qua, hơn 2.1198 tỷ USD, tồn tại ở hình thức tiền gửi ngân hàng với lãi suất 0%. Với sức ép phải tái đầu tư số tiền này của các cổ đông, dòng tiền này đã bắt đầu đổ vào M&A.
Trước hết là giá trị M&A lập kỷ lục cao nhất ở thị trường nội địa vào năm 2021. Ước tính 4.240 thương vụ diễn ra ở thị trường nội địa cho tất cả các ngành kinh doanh. Trong khi năm năm 2019 cũng đạt hơn 4.000 thương vụ trong tất cả loại hình M&A.
Các lĩnh vực mà Nhật Bản vẫn muốn rót vốn vào Việt Nam, gồm, xây dựng hạ tầng, logistics, bán lẻ tiêu dùng và năng lượng sạch.
Trong chuyến thăm Nhật Bản mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ nhiều tập đoàn kinh tế lớn và nhiều trường đại học hàng đầu của Nhật muốn đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực như giao thông, bất động sản, năng lượng, y tế, giáo dục.
Nhật Bản nằm trong số các nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, với khoảng 4.800 dự án, tổng số tiền trên 65 tỷ USD. Nhật Bản cũng là nước có số du khách đến Việt Nam nhiều thứ 3, với khoảng 1 triệu người. Trong khi đó thương mại hai chiều đã đạt trên dưới 40 tỷ USD và sẽ còn tăng.
Nguồn: https://dothi.reatimes.vn/toancanh/nha-dau-tu-nhat-ban-bung-no-ma-vao-viet-nam-hau-covid-19-20201231000005851.html
09:18, 09/02/2022
10:30, 13/12/2021
12:03, 14/10/2021
13:30, 28/11/2020