18/01/2025 | 17:46 GMT+7, Hà Nội

Người bị bệnh tiểu đường ăn tinh bột thế nào cho đúng cách?

Cập nhật lúc: 03/05/2019, 02:10

Tinh bột là “kẻ thù” của bệnh tiểu đường nhưng không có nghĩa là ngừng ăn tinh bột. Vậy người bị tiểu đường nên ăn tinh bột thế nào cho đúng cách?

Bệnh tiểu đường là gì?

Tiểu đường (hay con gọi là Đái tháo đường) là một bệnh lý nguy hiểm liên quan đến rối loạn chuyển hóa cacbohyrate trong cơ thể. Căn bệnh này khiến đường (glucose) vào cơ thể qua thức ăn không thể chuyển hóa thành năng lượng cần thiết, dẫn đến lượng đường dư tồn trong máu cao. Insulin chính là hormone có nhiệm vụ chuyển hóa này. Tiểu đường chia làm hai loại chính là tiểu đường tuýp 1 (tuyến tụy không sản sinh ra được insulin) và tiểu đường tuýp 2 (tuyến tụy có sản sinh ra insulin nhưng không đủ hoặc đủ nhưng cơ thể sử dụng không hiệu quả). Điều này khiến cơ thể phải tự sản sinh cơ chế đào thải đường qua nước tiểu, hay chính là tiểu đường.

Bệnh tiểu đường tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm nhưng may mắn là có thể phát hiện sớm thông qua các biểu hiện ngoài cơ thể (tiểu nhiều về đêm, thường xuyên đói khát, da đổi màu ngứa ngáy, tê bì chân tay…) Càng nhiều tuổi thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường càng lớn, đặc biệt là ở những người bị thừa cân béo phì. Đây là căn bệnh mạn tính chưa có giải pháp điều trị triệt để nên khi phát hiện bệnh, người bệnh nên lắng nghe và tuân thủ những chỉ định của bác sỹ một cách nghiêm túc để có được kết điều trị tốt nhất.

Người bị bệnh tiểu đường ăn tinh bột thế nào cho đúng cách?

Trong số các nguyên nhân gây bệnh tiểu đường, chế độ dinh dưỡng và lối sống, vận động của người bệnh là những yếu tố hàng đầu. Trong đó, thức ăn nhiều tinh bột là một điểm cần chú ý, mà ngay cả người bệnh cũng chưa hiểu hết và sử dụng đúng cách.

nguoi bi benh tieu duong an tinh bot the nao cho dung cach
Người bệnh tiểu đường hoàn toàn vẫn có thể ăn những thực phẩm chứa tinh bột như bánh mì, các loại hạt ngũ cốc, mì và các loại củ quả

Trong chế độ dinh dưỡng của người Việt Nam, thức ăn chứa tinh bột là một món không thể thiếu, có thể kể đến như cơm, cháo, mì, phở, bún, bánh mì… Đây là nguồn dinh dưỡng quan trọng để tạo năng lượng. Nhưng với người bệnh tiểu đường, tinh bột chuyển hóa thành đường glucose trong máu không khiến đường huyết tăng cao. Chính vì thế, nhiều người bệnh kiên quyết gạt hẳn chúng ra khỏi chế độ dinh dưỡng nhằm khiến cơ thể không nạp thêm bất kỳ lượng tinh bột nào. Đây là một quan niệm sai lầm và cần được thay đổi.

Người bệnh tiểu đường hoàn toàn vẫn có thể ăn những thực phẩm chứa tinh bột như bánh mì, các loại hạt ngũ cốc, mì và các loại củ quả như ngô, khoai tây, giúp cung cấp carbohydrate, vitamin, khoáng chất và chất xơ. Một bữa ăn chuẩn cho người bệnh tiểu đường nên có lượng tinh bột cân bằng với các thực phẩm khác theo tỉ lệ 50% carbohydrate (lượng tinh bột bằng 50-60% của người bình thường), 30% chất béo và 20% chất đạm. Chia nhỏ khẩu phần ăn thành các bữa lẻ trong ngày, thay vì tập trung vào ba bữa chính cũng giúp kiểm soát lượng đường huyết.

Nguyên tắc chung xây dựng chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường

- Đảm bảo đủ năng lượng để giữ cân nặng bình thường.

Bệnh nhân cũng có nhu cầu năng lượng giống như người bình thường.

Nhu cầu phụ thuộc vào: tuổi, giới, loại công việc (nặng hay nhẹ), thể trạng (gầy hay béo). Đối với cân nặng lý tưởng (BMI = 22): 30 kcal/kg/ngày. Với người lao động nhẹ cần 30 kcal/kg/ngày, lao động trung bình cần 35 kcal/kg/ngày, lao động nặng cần 40-45 kcal/kg/ngày; nếu điều trị nội trú cần 25 kcal/kg/ngày; nếu cần giảm cân, cần 20 kcal/kg/ngày.

Bệnh nhân ăn thừa năng lượng hoặc thiếu năng lượng đều làm cho đường máu rơi vào vùng nguy hiểm.

- Chế độ ăn phải cung cấp đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng sinh năng lượng theo một tỷ lệ cân đối: chất đạm (protid) chiếm 15-20% tổng năng lượng khẩu phần, chất béo (lipid) chiếm 25-30%, chất đường bột (glucid): 55-60%.

- Chế độ ăn nên giàu chất xơ vì nó có tác dụng khống chế việc tăng glucoza, cholesterol, triglycerid sau bữa ăn. Thực phẩm giàu chất xơ làm chậm lại quá trình hấp thu đường vào máu, qua đó giữ cho mức đường trong máu không bị tăng đột ngột ngay sau bữa ăn, mà tiêu hóa hấp thu từ từ, giữ cho lượng đường trong máu không xuống quá thấp, có lợi cho quá trình điều trị bệnh. Nên có chế độ ăn giàu chất xơ, khoảng 30-40g/ngày.

nguoi bi benh tieu duong an tinh bot the nao cho dung cach
Chế độ ăn nên giàu chất xơ vì nó có tác dụng khống chế việc tăng glucoza, cholesterol, triglycerid sau bữa ăn

- Các thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt vitamin nhóm B (B1, B2, PP) cũng cần có mặt trong khẩu phần ăn, vì các vitamin này giúp ngăn ngừa tạo thành thể cetonic.

- Khẩu phần ăn của người tiểu đường cần hạn chế muối (ít hơn 6g/ngày).

- Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày (5-6 bữa/ngày) để góp phần khống chế đường huyết, không để xảy ra tăng đường huyết quá mức sau bữa ăn và chống hạ đường huyết khi đói, nhất là với bệnh nhân có dùng thuốc hạ đường huyết. Với bệnh nhân điều trị bằng insulin tác dụng chậm có thể bị hạ đường huyết trong đêm, do vậy nên cho ăn thêm bữa phụ trước khi đi ngủ.

- Ăn đúng giờ, không bỏ bữa, ăn chậm nhai kỹ, không ăn quá nhiều trong một bữa.

- Chế biến thức ăn dạng luộc và nấu là chính, không rán, rang với mỡ.

- Bỏ rượu, bia, thuốc lá...

Chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường tuýp 2

Bệnh béo phì là nguyên nhân chính gây ra tiểu đường tuýp 2. Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Dưới đây là chế độ ăn trong ngày mà người bị tiểu đường cần phải thực hiện đầy đủ.

Ăn 5 bữa ăn một ngày

Người bệnh cần chia nhỏ bữa ăn thành 5 bữa trong ngày, bao gồm bữa ăn sáng, ăn nhẹ, ăn trưa, ăn nhẹ và ăn tối. Việc chia nhỏ bữa ăn giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm cân.

Ăn bữa ăn sáng đầy đủ

Bữa sáng rất cần thiết cho người bị tiểu đường. Ăn bữa sáng đầy đủ là cách tốt nhất để bắt đầu một ngày mới. Bữa ăn bao gồm đúng lượng chất béo, ngũ cốc nguyên chất và chất xơ.

Bữa trưa nhiều rau xanh

Nên tự chuẩn bị bữa ăn trưa, tránh ăn thực phẩm bên ngoài. Hãy chú ý đến những gì bạn ăn. Nên ăn trứng luộc, nhiều rau và protein nạc, tránh khoai tây chiên.

Bữa tối nhiều protein nạc

Kết hợp protein nạc, rau và một lượng nhỏ tinh bột là bữa tối an toàn và ngon miệng cho bệnh nhân tiểu đường.

Bữa nhẹ gồm trái cây và quả hạch

Bữa ăn nhẹ tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường nên bao gồm rau quả, trái cây, quả hạch, bơ đậu phộng không đường...

Mức tiêu thụ calo hàng ngày

Không cần quá cứng nhắc trong việc cân nhắc lượng calo nạp vào cơ thể. Bạn có thể tiêu thụ khoảng 1.500-2.000 calo mỗi ngày.

Điều trị bệnh tiểu đường

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng và lối sống vận động, người bệnh tiểu đường cũng cần sử dụng thuốc để hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn. Có một điểm chính cần lưu ý đó là không nên lạm dụng thuốc tây trong điều trị tiểu đường (hay bất kỳ bệnh nào khác) vì chúng luôn tiềm ẩn những tác dụng phụ không mong muốn. Thay vào đó, người bệnh chỉ sử dụng khi cần thiết và bổ sung các sản phẩm Đông y có nguồn gốc thảo dược an toàn để hạn chế các tác dụng phụ mà Tây y mang lại.

nguoi bi benh tieu duong an tinh bot the nao cho dung cach
Dây thìa canh có tác dụng tốt trong điều trị bệnh tiểu đường

Trong Đông y, có một loài thảo dược được mệnh danh là “khắc tinh” của bệnh tiểu đường, đó chính là Dây thìa canh. Loại dược liệu này mới được tìm thấy ở Việt Nam cách đây khoảng chục năm nhưng đã là phương thuốc thần kỳ chữa tiểu đường của người Ấn Độ từ hơn 2000 năm trước.

Theo nghiên cứu, hoạt chất có trong Dây thìa canh chuẩn hóa có tác dụng tăng tiết và tăng hoạt lực insulin của tuyến tụy, ức chế hấp thu glucose ở ruột, làm tăng hoạt tính của men hấp thu và sử dụng đường, giảm Cholesterol và lipid máu sẽ giúp người bệnh tiểu đường hạ và ổn định đường huyết an toàn, ngăn ngừa biến chứng.

Nguyễn Sinh (Tổng hợp)