22/11/2024 | 10:06 GMT+7, Hà Nội

Ngôi trường có đầu vào khó nhất thế giới

Cập nhật lúc: 14/11/2017, 21:01

Hệ thống đại học Ivy Language được xem là khó vào nhất thế giới, nhưng so với Viện Công nghệ và Khoa học Birla (BITS) vẫn còn dễ hơn bởi ngôi trường này có tỉ lệ trúng tuyển chỉ 1,4%.

Viện Khoa học & Công nghệ Birla (BITS) được thành lập vào năm 1964 tại Ấn Độ trên cơ sở hợp nhất các trường Nhân văn, Thương mại, Kỹ thuật, Dược và Khoa học.

Ngôi trường tư thục này được xếp hạng thuộc top đầu của Ấn Độ và trường số 1 trong lĩnh vực kỹ thuật. Năm 2017, nó đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng Career360.

Hàng năm, ngôi trường này có khoảng 18.000 hồ sơ nộp vào trường nhưng chỉ có khoảng 2600 sinh viên được chấp thuận.

Trên trang web của trường có ghi “BITS là biểu tượng cho sự trưởng thành về tài năng trong kinh doanh và kỹ thuật của Ấn Độ, nhất là tinh thần nói là làm được của các doanh nghiệp.

Phương thức hoạt động của trường này cũng giống như bao trường đại học khác. Tuy nhiên, sự khác biệt là đầu vào vô cùng khắt khe.

Thí sinh đã được chấp nhận vào trường vẫn phải học tập rất nặng để vượt qua các kỳ thi vô cùng khắt khe là BITSAT với các môn học như Hóa học, Vật lý, Logic và Toán. Điểm số phải đạt từ 75% trở lên mới có cơ hội theo học tại đây.

Không giống với các trường khác, BITS không chấm điểm các hoạt động ngoại khóa hay tiềm năng phát triển mà chỉ tập trung hoàn toàn vào năng lực học tập của sinh viên.

Đổi lại với việc học tập nặng nhọc và đầu vào vô cùng khắt khe, ký túc xá của trường đầy đủ tiện nghi, thậm chí sang trọng như khách sạn.

Sinh viên cũng có quyền yêu cầu được ở phòng riêng trước khi sống cùng các bạn ở KTX.

Với số lượng sinh viên muốn theo học ngày càng tăng, BITS dự kiến mở thêm khuôn viên trong vòng 3 năm tới. Riêng tại khuôn viên ở Pilani, trường không có ý định tăng chỉ tiêu tuyển sinh mà duy trì tỷ lệ trúng tuyển như hiện tại.