22/11/2024 | 10:29 GMT+7, Hà Nội

Ngày lễ Vu Lan ở các nước châu Á có điểm gì khác biệt?

Cập nhật lúc: 05/09/2017, 07:21

Không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước khác trong khu vực cũng có ngày lễ Vu Lan (Rằm tháng Bảy). Tất cả đều có điểm giống nhau là hướng tới ông bà tổ tiên.

Hầu như mọi người dân Việt Nam đều biết đến lễ Vu Lan và xem đó là ngày lễ trọng đại để báo hiếu công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, ông bà tổ tiên.

Một số nước tại châu Á cũng có ngày lễ ý nghĩa này. Tất cả đều có điểm giống nhau là hướng tới ông bà tổ tiên.

Tuy vậy, mỗi quốc gia lại có cách tận hưởng ngày lễ này khác nhau. Ở Việt Nam, người ta thường tổ chức hoạt động “bông hồng cài áo” đầy ý nghĩa để nhắc nhở con cháu trân trọng và hiếu dưỡng với đấng sinh thành.

Các Phật tử thì chọn đêm Vu Lan thả đèn hoa đăng để soi sáng cho các linh hồn biết đường trở về thế giới của cõi Âm.

Malaysia

Lễ Vu Lan ở đất nước này được gọi là Lễ hội tháng Bảy hay ngày Tổ Tiên. Người dân sẽ ra mộ và thắp hương cho những người đi trước.

Trong ngày này, người dân cũng dừng hết tất cả các công việc để lên chùa tham gia nghi thức siêu độ vong linh, cầu cho những người thân đã mất sớm siêu thoát tới miền cực lạc.

Bên cạnh đó, các hội diễn văn nghệ quần chúng cũng diễn ra rầm rộ khắp nơi bởi các nghệ sĩ thuộc nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau. Tất cả chi phí tổ chức đều do Phật tử quyên góp tiền.

Hàn Quốc

Người Hàn Quốc còn gọi ngày rằm tháng 7 Âm lịch là ngày lễ Hội Vu Lan Bồn, cũng gọi là ngày lễ hội Trung Nguyên.

Vào những ngày này, người ta làm mâm cơm cúng để lễ tạ các vị thần trên thiên giới. Đây cũng là ngày cúng cho các vong hồn được siêu thoát.

Ngày rằm tháng 7 là ngày kết thúc đợt ăn chay niệm phật mùa hè tại chùa của những người tu hành. Mặt khác đây là dịp lễ Vu Lan nên cũng là thời kỳ để mọi người cùng cầu nguyện cho cha mẹ đã mất được “vãng sanh cực lạc”.

Ngày rằm tháng 7 là ngày tết của người ăn kẻ ở, ngày vui của mọi người và là ngày chia sẻ giúp đỡ những người nghèo khó. Đây chính là nét văn hóa truyền đời đáng qúy của ông cha người Hàn Quốc.

Trung Quốc

Cũng tương tự Việt Nam, người Trung Quốc xem ngày tháng Bảy là thời điểm cồng địa ngục mở cửa để các linh hồn mang tội lỗi và các linh hồn không nơi nương tựa được trở về dương gian.

Vào đúng ngày 15, người dân Trung quốc sẽ chuẩn bị 3 mâm cỗ để dâng lên tổ tiên, 3 lần mỗi ngày, mâm cỗ chính vào lúc hoàng hôn. 

Đặc biệt là mâm cỗ của người Trung Quốc không thể thiếu vịt quay, lợn quay, hoa quả...Lúc hạ mâm cỗ, họ sẽ đặt một chiếc ghế trống cạnh bàn ăn vì tin linh hồn người đã khuất sẽ đến dùng cỗ.

Người dân cũng đến các chùa để phát gạo cho người ngèo, đốt tiền giấy, vàng mã giữa đường cho những linh hồn vất vưởng.

Với ý nghĩa là lễ Vu Lan, ngày này mọi người cũng sẽ tặng quà cho cha mẹ. Ở Phúc Kiến, những cô gái đã lấy chồng dù xa đến mấy cũng về để tặng quà cho cha mẹ. Đặc biệt là những món quà đó phải là quần áo, mũ và được đăth trong một chiếc rương gỗ.

Nhật Bản

Ngày lễ Vu Lan tại đất nước mặt trời mọc được gọi là lễ hội Urabon-e hay lễ hội Obon, hoặc đơn giản là lễ hội Bon, được tổ chức từ 3 đến 7 ngày trong tháng 8 dương lịch, khá gần với thời điểm Rằm tháng Bảy.

Nhiều hoạt động tín ngưỡng được người Nhật tổ chức để kỷ niệm lễ hội Obon này. Đặc biệt nhất là Lễ dâng lửa để soi đường cho linh hồn của những người đã khuất quay trở về trời vào đêm 16/8.

Trong ngày đầu tiên của lễ hội, người Nhật treo đèn lồng sáng trưng trước nhà. Họ cũng đi tảo mộ, mời tổ tiên về sum vầy cùng con cháu.

Trong ngày cuối cùng của lễ hội Obon, người dân thả lồng đèn ở các sông, hồ, các bờ biển, coi như để tiễn đưa linh hồn của người quá cố về với thế giới của họ. Trong đêm thả lồng đèn, người ta còn đốt pháo hoa.

Người Nhật thường cúng bánh khảo (làm từ bột gạo màu xanh, đỏ, vàng) và thường có hình hoa sen cùng những giỏ trái cây bày biện đẹp mắt trên bàn thờ. Đồ cúng được thay đổi mỗi ngày, ngày 13 là bánh đón linh hồn; ngày 14 là một loại bánh làm từ bột gạo; ngày 15 là bún làm bằng bột mì và ngày 16 là bánh tiễn linh hồn.

Campuchia

Khác với các quốc gia châu Á tính tháng cô hồn theo Âm lịch thì người Campuchia lại xem tháng 9 Dương lịch hằng năm là tháng cô hồn.

Họ cho rằng, thời gian diễn ra lễ hội, các linh hồn sẽ tìm đến những người thân còn sống của mình để chuộc lại những lỗi lầm từ kiếp trước của họ.

Trong tháng 9 Dương lịch này có ngày lễ Pchum Ben rất quan trọng đối với văn hóa Khmer.

Lễ hội Pchum Ben kéo dài 15  ngày. Trong những ngày này, người dân mặc quần áo trắng, tập trung tại chùa tưởng nhớ tổ tiên cũng như cúng vật phẩm lên chùa để gửi tặng những người quá cố.

Indonesia

Đất nước này đa phần là Hồi giáo nhưng vẫn có một số bộ phận Phật giáo, vì thế, ngày Rằm tháng Bảy vẫn được duy trì.

Một số vùng như Medan, tỉnh Bắc Sumatra, Indonesia, tổ chức ném tiền giả để tỏ lòng thành kính với tổ tiên vào ngày lễ Vu Lan hàng năm.

Ở đây, người dân cúng lễ vật gồm có lá mù tạt và mía đỏ. Nhiều hình nhân cũng được dựng ở các ngôi chùa để các nhà sư tế lễ, đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn lang thang.

Singapore

Mặc dù là một đất nước rất hiện đại nhưng phong tục ngày Rằm tháng 7 ở Singapore vẫn được gìn giữ bởi cộng đồng người Hoa ở đây rất nhiều.

Ngoài việc làm cơm cúng, đốt tiền vàng mã, tới chùa, làm nhiều việc thiện giống người Hoa thì người Singapore cũng có nhiều kiêng kỵ mang tính tâm linh như không huýt sáo, chụp ảnh, treo quần áo bên ngoài nhà, mặc đồ màu đỏ hoặc đi ngoài đường ban đêm.

Nhung phong tuc tam linh doc dao ngay le Vu Lan o cac quoc gia chau A - Anh 3Người Hoa ở Singapore cho rằng bơi trong tháng cô hồn có thể gặp nguy hiểm. Theo quan niệm về kiếp luân hồi ở đảo quốc sư tử, một người chết sẽ “nhường chỗ” cho ác quỷ tái sinh. Những linh hồn này sẽ lang thang tại các ao hồ để dìm người.